MỤC LỤC
Tư duy là gì ?
Tư duy là từ ngữ chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho con người có nhận thức đúng đắn về sự vật xung quanh đồng thời có cách ứng xử với nó, là sự phản ánh quá trình nhận thức ở trình độ cao, sự nhận thức một cách khái quát, tích cực, gián tiếp và sáng tạo về thế giới qua các khái niệm, phán đoán.
Tư duy có khả năng khái quát hóa sự trìu tượng vì tư duy mới có thể khái quát bản chất, quy luật của các sự việc, hiện tượng. do đó, tư duy mang đến cho con người những tri thức về thế giới và các sự vật, hiện tượng trong thế giới một cách gián tiếp.
Đặc điểm của tư duy là gì ?
Tư duy có những đặc điểm sau
– Tính “có vấn đề” của tư duy: tư duy chỉ nảy sinh khi một tình huống có vấn đề xuất hiện và cá nhân có khả năng giải quyết nó (nhận thức được vấn đề, có nhu cầu và có tri thức để giải quyết). Tình huống có vấn đề là tình huống chứa đựng một mục đích mới, một vấn đề mới, hoặc một cách giải quyết mới mà những phương tiện, phương pháp hoạt động cũ không còn đủ sức giải quyết, mặc dù vẫn cần thiết.
Tính trừu tượng và khái quát của tư duy: tư duy phản ánh cái chung, bản chất cho nhiều sự vật, hiện tượng trên cơ sở trừu xuất khỏi chúng những cái cụ thể, cá biệt.
Tính gián tiếp của tư duy: tư duy phát hiện ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng nhờ sử dụng công cụ, phương tiện (đồng hồ, nhiệt kế, mày móc,…) và các kết quả nhận thức (quy tắc, công thức, quy luật, …) mà loài người đã sáng chế ra, tìm ra cũng như sử dụng kinh nghiệm của chính mình.
Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: tư duy có được tính trừu tượng, khái quát và gián tiếp vì nó dùng ngôn ngữ làm phương tiện (từ việc nhận thức vấn đề cho đến quá trình huy động và “nhào nặn” vốn liếng tâm lý cũng như việc cố định lại kết quả).
Tư duy có liên hệ mật thiết với nhận thức cảm tính: để tạo ra sản phẩm của mình, tư duy phải dựa trên những tài liệu cảm tính, trên cơ sở kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động – những cái thuộc về nhận thức cảm tính. Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dưới dạng các khái niệm, quy luật.
Ngược lại, tư duy và sản phẩm của nó cũng ảnh hưởng đến các quá trình nhận thức cảm tính, đến độ nhạy cảm, đến tính lựa chọn, tính ổn định và tính có ý nghĩa của tri giác.
Các loại tư duy
Có nhiều cách phân loại tư duy
Theo lịch sử hình thành (chủng loại và cá thể) và mức độ phát triển của tư duy, ta có:
- Tư duy trực quan – hành động: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống bằng các hành động vận động có thể quan sát được. Loại tư duy này có cả ở động vật cấp
- Tư duy trực quan – hình ảnh: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh.
- Tư duy trừu trượng (hay tư duy từ ngữ – logic): là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên sự sử dụng các khái niệm, các mối quan hệ logic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ.
Các loại tư duy trên cũng chính là các giai đoạn phát triển của tư duy trong quá trình phát sinh chủng loài và cá thể.
Theo hình thức biểu hiện của nhiệm vụ tư duy và phương thức giải quyết nó, ta có:
- Tư duy thực hành: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách trực quan dưới hình thức cụ thể và phương thức giải quyết là những hành động thực hành.
- Tư duy hình ảnh cụ thể: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức một hình ảnh cụ thể và sự giải quyết nhiệm vụ được dựa trên những hình ảnh trực quan đã có.
- Tư duy lý luận: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức lý luận và việc giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lý luận.
Trong thực tế, để giải quyết một nhiệm vụ, người ta thường sử dụng phối hợp nhiều loại tư duy với nhau, trong đó có một loại giữ vai trò chủ yếu.
Theo mức độ sáng tạo của tư duy, ta có:
- Tư duy angôrit: là loại tư duy diễn ra theo một chương trình, một cấu trúc logic có sẵn theo một khuôn mẫu nhất định. Loại tư duy này có cả ở người và máy.
- Tư duy ơrixtic: là loại tư duy sáng tạo, có tính linh hoạt, không theo khuôn khổ mẫu cứng nhắc, có liên quan đến trực giác.
Các cấp độ của tư duy
Tư duy con người gồm 6 cấp độ, phân loại dựa trên Thang Bloom:
- Cấp độ 1: Nhớ
- Cấp độ 2: Hiểu
- Cấp độ 3: Vận dụng
- Cấp độ 4: Phân tích
- Cấp độ 5: Đánh giá
- Cấp độ 6: Sáng tạo
Ứng dụng của tư duy trong cuộc sống
Trong cuộc sống tư duy đồng thời phải học hỏi. Bên cạnh tư duy để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thì cần phải học tập các kinh nghiệm của các đời trước và vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn. Ví dụ như khi làm một món ăn mới cần phải tư duy các bước làm bên cạnh đó cần học tập kinh nghiệm của những người đã từng làm để có thể nấu được món đó vừa ngon miệng vừa đẹp mắt.
Tư duy cũng gắn liền với ngôn ngữ, nhu cầu giao tiếp của con người chính là điều kiện để phát sinh ngôn ngữ. Ngay từ khi xuất hiện, tư duy đã gắn liền với ngôn ngữ và được thực hiện thông qua ngôn ngữ, khi bạn tư duy để giải quyết một công việc mà sếp giao thì bạn phải sử dụng chữ viết, kí hiệu dưới dạng ngôn ngữ, như vậy kết quả tư duy của bạn mới có thể truyền đạt đến sếp của mình.
Bên cạnh đó việc học tập, trau dồi ngôn ngữ trong cuộc sống cũng là một tình huống “có vấn đề”, đó là tư duy cách học ngôn ngữ, tư duy làm sao để có thể phát âm chuẩn. Việc trau dồi ngôn ngữ không những có thể giúp chúng ta biết thêm nhiều ngôn ngữ mà còn biết nhiều hơn về văn hóa, xã hội của đất nước có ngôn ngữ đó, sẽ giúp cho chúng ta hiểu biết hơn.
Tư duy mang tính khái quát nên cần phải khái quát các vấn đề trong cuộc sống. Trừu tượng hóa giúp chắt lọc những kiến thức để giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho sự vật hiện tượng. Như vậy với khối kiến thức to lớn trong cuộc sống thì sẽ được quy về những thuộc tính bản chất thì sẽ dễ nhớ và vận dụng hơn.
Phát triển tư duy phải gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ của con người. Bởi vì nếu thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể diễn ra được. Trong cuộc sống muốn tư duy một vấn đề nào đó thì cần phải có một những hiểu biết cơ bản về vấn đề đó.
Bên cạnh đó việc rèn luyện cảm giác, tri giác, quan sát sẽ làm cho quá trình tư duy nhanh chóng có kết quả hơn. Ví dụ như khi bạn cần phải tư duy thiết kế nội thất cho căn nhà thì rèn luyện cảm giác sẽ giúp cho bản thiết kế đó có màu sắc, ánh sáng hài hòa, trang trí nội thất đẹp mắt.
Trong cuộc sống, để có thể hiểu vấn đề một cách sâu sắc thì nên kết hợp nhiều thao tác tư duy như kết hợp so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận… để đạt hiệu quả tư duy cao. Nhờ vào đặc điểm trừu tượng và khái quát hóa, mà con người có thể tìm ra những thuộc tính bản chất chung của nhiều vấn đề riêng lẻ, từ đó khái quát lên thành quy luật.
Ứng dụng các đặc điểm của tư duy trong học tập
Tư duy là một quá trình nhận thức quan trọng giúp con người có thể nhận thức được thế giới khách quan, đặc biệt tư duy cũng có vai trò quan trọng đối với sinh viên trong hoạt động học tập. Trong quá trình học tập sinh viên luôn phải tư duy, suy luận để nhận thức được bài học.
Nếu sinh viên không tư duy thì sẽ không thể học tập, không thể có hiểu biết về những vấn đề mà mình đang học tập, rèn luyện. Khả năng tư duy của mỗi người sẽ quyết định xem người đó có tiếp thu được bài học và áp dụng vào trong thực tế một cách đúng đắn và đạt hiệu quả cao hay không.
Nếu không tư duy tốt thì ta khó có thể đạt kết quả cao, tuy nhiên tư duy là một kỹ năng mà mỗi người đều có thể học tập và rèn luyện được. Vì vậy, việc nâng cao khả năng tư duy là một nhiệm vụ bắt buộc đối với sinh viên chúng ta.
Trên cơ sở các đặc điểm cơ bản của tư duy, ta có thể ứng dụng tư duy vào trong việc học tập của sinh viên.Tình huống có vấn đề có tác dụng thúc đẩy, là động lực cho tư duy. Muốn kích thích tư duy thì giảng viên phải đưa các em vào tình huống “có vấn đề”, tổ chức học tập sáng tạo giải quyết các tình huống “có vấn đề”.
Nghĩa là giảng viên phải thường xuyên đưa ra các câu hỏi phù hợp với bài học hoặc chính sinh viên cũng có thể tự đặt ra câu hỏi cho nhau rồi trả lời nhằm kích thích khả năng tư duy giúp nhớ bài và hiểu bài sâu sắc hơn. Khi không ngừng học tập, trau dồi bản thân, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với những vấn đề phức tạp, từ đó nâng cao kỹ năng giải quyết các vấn đề. Đối với sinh viên, việc học tập và rèn luyện đôi khi gây ra nhiều khó khăn nhưng đó cũng là động lực giúp chúng ta có thể trưởng thành hơn.
Việc phát triển tư duy phải được tiến hành song song thông qua hoạt động truyền thụ tri thức. Với việc lên lớp nhe giảng viên giảng bài thì sinh viên không nên thụ động chỉ ngồi nghe, bên cạnh quá trình nghe giảng thì sinh viên phải tư duy thì mới có thể tiếp thu vận dụng những tri thức đó.
Quá trình học tập phải gắn với quá trình trau dồi ngôn ngữ. Bởi lẽ nắm vững ngôn ngữ thì học sinh mới có phương tiện để tư duy hiệu quả. Bên cạnh đó việc học tập thêm những ngôn ngữ khác sẽ làm cho sinh viên hiểu biết được thêm nhiều điều hơn.
Tư duy luôn mang tính khái quát nên sinh viên cần phải biết khái quát vấn đề, từ đó hiểu được cái chung, cái cốt lõi của vấn đề từ đó sẽ hiểu được cái cụ thể chi tiết hơn. Trừu tượng hóa giúp chúng ta chắt lọc những kiến thức để giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho sự vật hiện tượng, như vậy một khối lượng kiến thức lớn nhưng khi được quy về những thuộc tính bản chất thì rất dễ nhớ, dễ vận dụng.
Phát triển tư duy phải gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ của con người. Bởi vì nếu thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể diễn ra được. Đối với sinh viên, muốn tư duy, muốn hiểu bài mới thì cần phải có cơ sở ban đầu, phải nắm vững kiến thức cũ.
Do đó, việc học bài cũ và đọc trước bài mới là việc làm cần thiết nếu không muốn nói là bắt buộc. Vì việc học tập là một quá trình, các phần kiến thức có mối quan hệ với nhau, bổ trợ cho nhau chứ không hoàn toàn riêng rẽ, do đó, kiến thức của bài cũ chính là phần nguyên liệu của
Trong quá trình học tập, để có thể hiểu bài sâu sắc thì sinh viên nên kết hợp nhiều thao tác tư duy như kết hợp so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận… để đạt hiệu quả tư duy cao. Nhờ vào đặc điểm trừu tượng và khái quát hóa, mà con người có thể tìm ra những thuộc tính bản chất chung của nhiều vấn đề riêng lẻ, từ đó khái quát lên thành quy luật. Đây chính là phần kiến thức cốt lõi nhất mà sinh viên cần nắm trong mỗi bài học.
Mỗi người trong xã hội đều có những suy nghĩ và tư duy khác nhau. Qua những phân tích trên, thông qua năm đặc điểm cơ bản của tư duy, có thể thấy được tầm quan trọng của tư duy trong hoạt động nhận thức của con người. Tư duy được sử dụng đối với cuộc sống của con người trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nó ứng dụng cao trong hoạt động học tập của sinh viên.
Mất ngủ và 10 câu hỏi thường gặp
Bạn có bao giờ đặt câu hỏi về những ảnh hưởng của việc bạn mất[...]
Th6
Niềm đam mê thực sự
Đam mê thực sự là gì? Bạn có cảm thấy mình đang sống một cuộc[...]
Th5
Mối quan hệ rạn nứt và 8 cách hàn gắn
Mối quan hệ rạn nứt 8 cách hàn gắn 8 phương pháp hàn gắn mối[...]
Th5
Thôi miên và Đức tin: 4 điều bạn cần biết
4 điều cần biết về Thôi miên và Đức tin Thôi miên có làm[...]
Th5
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý Thôi miên có giúp[...]
Th5
3 khác biệt giữa Thôi miên và Thao túng tâm lý
3 khác biệt tiêu biểu giữa thôi miên và thao túng tâm lý Thôi miên[...]
Th5
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý Thôi miên có nguy hiểm? Thôi[...]
Th5
4 lý do chứng minh Thôi miên đáng tin cậy
Thôi miên là một trong những công cụ hỗ trợ bình thường, được sử dụng[...]
Th5