Stress – Căng thẳng 7 dấu hiệu sơ đẳng để nhận biết

Stress - Căng thẳng 7 dấu hiệu sơ đẳng để nhận biết

Theo thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó riêng rối loạn trầm cảm chiếm 2,45%. Tỷ lệ tự sát trong năm 2015 là 5,87 trên 100.000 dân (1). Nguyên nhân của vấn đề này, một phần do tình trạng stress kéo dài nhưng người bệnh không nhận diện được. Vậy làm thế nào để nhận biết được các tín hiệu cảnh báo về chúng ta đa đối diện với stress?

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ:

Stress có thể ảnh hưởng đến chúng ta về thể chất, tinh thần, cảm xúc và hành vi. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm:

Thể chất: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, đau nhức/chuột rút cơ bắp (đặc biệt là cổ, vai và lưng), tim đập nhanh, huyết áp rối loạn, đau ngực và buồn nôn. Vã mồ hôi, run chân tay, hụt hơi, chứng bụng, nóng cổ, trào ngược:
Tinh thần: giảm tập trung và trí nhớ, thiếu quyết đoán, lơ ngơ, lú lẫn và mất hài hước, kết quả làm việc hay học hành giảm sút

Cảm xúc: lo âu, căng thẳng, trầm cảm, tức giận, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, khó chịu, thiếu kiên nhẫn và nóng tính;
Hành vi: bồn chồn bất an, ăn uống nhiều, hút thuốc, uống rượu, đôi lúc khóc, la hét, đổ lỗi và thậm chí đập vỡ hay ném đồ vật xung quanh, là những tín hiệu cảnh báo mà cơ thể gửi đến để báo cho chúng ta biết: Bạn có thể đang đối diện với stress.

Tuy nhiên, phần lớn chúng ta lại bỏ qua những tín hiệu này và kết quả là chúng ta không kiểm soát được tâm trạng của mình. Với kinh nghiệm gần 30 năm ở Ngành Tâm thần học, theo tôi, những dấu hiệu rất sơ đẳng để nhận diện cơ thể bạn có thể đang bị stress:

những dấu hiệu rất sơ đẳng để nhận diện cơ thể bạn có thể đang bị stress
những dấu hiệu rất sơ đẳng để nhận diện cơ thể bạn có thể đang bị stress

Thứ nhất là đau cơ

Khi chúng ta bị đau cổ, chúng ta thường nghĩ đó là do mình đã ngồi trước máy vi tính quá lâu nhưng thực tế, các triệu chứng co cơ bắp có thể là một dấu hiệu của stress. Để khắc phục tình trạng này, hãy hít thở sâu khoảng 5- 10 lần và tập trung thả lỏng cơ thể. Đối với cổ, hãy cố gắng xoay cổ và xoa bóp nhẹ nhàng.

Tín hiệu thứ hai là Co giật mí mắt

Nếu bạn đã từng bị co giật mí mắt thì bạn cần hiểu rằng triệu chứng nhất thời không nên bỏ qua bởi tình trạng này được gọi là blepharospasm ( một hình thức rối loạn trương lực cơ)”. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy nhắm mắt lại để mắt được nghỉ ngơi.

Ngoài ra nên tránh các công việc khiến cho mắt bạn phải làm việc nhiều. Nếu công việc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính, hãy kéo dài công việc thêm 20 phút để nhìn ra ngoài cửa sổ nơi có không gian thoáng đãng.

Tín hiệu thứ ba là Cắn móng tay

Nghe có vẻ rất phi lý nhưng việc cắn móng tay có thể là kết quả của sự căng thẳng thần kinh.Cắn móng tay mỗi khi lo lắng là khi chúng ta đã quá căng thẳng và tự làm xao nhãng bản thân bằng hoạt động cắn móng tay. Cắn móng tay là một cách phổ biến mà nhiều phụ nữ lựa chọn để đối phó với cảm giác căng thẳng và lo lắng.

Nếu bạn đang bị căng thẳng, hãy thử nén chặt sự căng thẳng ấy bằng cách gọi điện thoại cho bạn bè hoặc người thân. Hoặc là bạn có thể thư giãn bằng cách đọc sách báo, nghe nhạc, đi dạo…

Tín hiệu thứ tư là Sâu răng

stress

Chúng ta đều biết, lười vệ sinh răng miệng sẽ dẫn đến sâu răng, nhưng chính stress cũng là một thủ phạm. Các chuyên gia nói rằng, stress dẫn đến việc bạn thường nghiến răng vào ban đêm, hoặc cả ban ngày. Nghiến răng là một thói quen xấu vì nó sẽ ăn mòn răng, làm tổn hại răng dẫn đến sâu răng.

Để giải quyết vấn đề, chúng ta hãy chuyển nỗi lo lắng của mình thành những con chữ. “Hãy dành thời gian để viết ra các vấn đề của bạn, nhìn nhận chúng theo hướng tích cực, và tự đề xuất ra những giải phá”.  Nếu nghiến răng là thói quen khó bỏ, thì hãy đến gặp các sĩ nha khoa để tìm cách bảo vệ răng miệng của mình tốt nhất.

Tín hiệu thứ năm là các nốt Phát ban

Nghe có vẻ lạ nhưng làn da có thể làm một thước đo khá chuẩn xác về mức độ căng thẳng mà chúng ta đang phải đối mặt. Stress có thể gây ra phát ban. Đó là những vùng da nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng, cánh tay và khuôn mặt.

Chứng phát ban được gây ra bởi tác dụng phụ của sự căng thẳng trên các hệ thống miễn dịch histamine đang được tiết ra, gây ra các vết ngứa và mẩn đỏ. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy đặt tay vào vùng bụng. Mỗi khi hít vào, tay của bạn sẽ nổi lên và khi thở ra bàn tay sẽ hạ xuống. Hít thở sâu từ 5 đến 10 lần đều đặn trong suốt cả ngày.

Tín hiệu thứ sáu là cảm giác buồn ngủ

Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Đó có thể do bạn quá căng thẳng. Hormone stress sẽ làm tăng lượng adrenaline trong cơ thể bạn khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Sự căng thẳng cũng sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn, bạn sẽ mệt mỏi và cáu kỉnh khi thức dậy. Để giải quyết vấn đề này, hãy đi ngủ sớm hơn hoặc có một giấc ngủ trưa khoảng 30 phút. Chúng ta sẽ tràn đầy năng lượng cho những phần việc còn lại.

Tín hiệu thứ bảy là sự đãng trí

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng stress mãn tính có thể làm thu hẹp khu hippocampus – một phần của não trước có nhiệm vụ lưu giữ thông tin và hình thành ký ức. May mắn thay, kích thước của khu hippocampus sẽ trở lại bình thường khi mức độ căng thẳng của bạn giảm.

Nếu muốn não của mình hoạt động tốt bạn cần tập thể dục, leo cầu thang hoặc nhảy theo giai điệu sôi động. Tập thể dục sẽ giúp não hoạt động tốt và thậm chí sẽ giúp bạn chịu đựng tốt hơn với những giây phút căng thẳng trong tương lai.

Mức độ căng thẳng trong cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố cá nhân như sức khỏe thể chất, các mối quan hệ, cam kết và trách nhiệm của mỗi người. Ngoài ra, mong đợi từ bản thân hay xã hội, sự hỗ trợ từ người khác và những thay đổi về sức khỏe hay điều kiện sống cũng là những yếu tố gây stress

Nguyên nhân gây ra căng thẳng gồm hai yếu tố: bên ngoài và bên trong.

Nguyên nhân gây ra căng thẳng
Nguyên nhân gây ra căng thẳng

Yếu tố bên ngoài: bao gồm các sự kiện lớn trong cuộc sống như mất việc, mất mát người thân hoặc do các môi trường sống như ánh sáng hoặc tiếng ồn quá mức;
Yếu tố bên trong: xảy ra trong cơ thể, do chính bản thân tự tạo áp lực vào cuộc sống, ví dụ như có những kỳ vọng không thực tế, tiêu cực với bản thân hoặc sử dụng quá mức caffeine hay rượu và thiếu ngủ liên tục.

Bạn sẽ làm gì để kiểm soát Stress?

Bạn cần nhận biết các yếu tố gây stress, phản ứng cảm xúc của cơ thể, khi có các tác nhân có thể có làm bạn lo lắng hay khó chịu bạn hãy tìm cách điều khiển cơ thể phản ứng với sự căng thẳng đó;

Bạn cần trực tiếp với các tác nhân đó để thay đổi những yếu tố có thể gây stress bằng cách tránh hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn hoặc giảm cường độ, tần số và rút ngắn thời gian căng thẳng (nghỉ ngơi, rời khỏi môi trường gây căng thẳng);và hãy thử xem căng thẳng như là một điều quen thuộc hơn là một cái gì đó áp đảo mình; tự điều chỉnh phản ứng cơ thể với stress. Bạn hãy thử tập thở sâu, chậm, điều này sẽ giúp nhịp tim và hô hấp trở lại bình thường;

Một số kỹ thuật thư giãn, có thể làm giảm căng thẳng cơ bắp. Sử dụng phản hồi sinh học có thể giúp bạn tự kiểm soát căng thẳng cơ, nhịp tim và huyết áp. Massage và làm nóng các cơ bắp căng cứng để cải thiện lưu thông máu và giúp cơ bắp thư giãn; tạo một lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục (như đi bộ, bơi lội, đạp xe hoặc chạy bộ).

Bạn cần ăn đủ chất, đủ bữa, duy trì cân nặng hợp lí. Bạn cũng nên tránh sử dụng quá mức nicotine, caffeine và các chất kích thích khác. Ngủ đủ và đúng nhịp sinh học sẽ giúp bạn hạn chế căng thẳng; Duy trì lối sống tinh thần lành mạnh: bằng cách thiết lập các mối quan hệ có lợi, giúp đỡ lẫn nhau.

Bạn cần nhận biết, chấp nhận những cảm xúc và giới hạn của riêng mình. Bạn cũng cần theo đuổi mục tiêu của chính bản thân thay vì mục tiêu của người khác và hãy dành thời gian để thư giãn và tận hưởng.

Xem thêm: Cách kiểm soát cảm xúc khi tức giận với 7 gợi ý

Học Viện New Me

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *