Quản trị cảm xúc là gì ? 10 lợi ích quản trị cảm xúc mang lại

Quản trị cảm xúc là gì ?

Quản trị cảm xúc là gì ?

Quản trị cảm xúc là khả năng nhận thức, sẵn sàng chấp nhận, cũng như kiểm soát thành công cảm xúc của bản thân và đôi khi là cả người khác. Nói một cách đơn giản hơn, kỹ năng quản lý cảm xúc đề cập đến khả năng làm chủ cảm xúc của chính mình.

Nhận biết cảm xúc của bạn và học cách quản trị cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bạn cần có.

Trên thực tế, những người giỏi để ý cảm xúc của họ, có thể giữ bình tĩnh và điều chỉnh hành vi của mình có nhiều khả năng làm tốt trong công việc cũng như trong cuộc sống. Những người giỏi kỹ năng quản trị cảm xúc thường có các mối quan hệ lành mạnh và có khả năng quản lý những khó khăn cũng như thất bại.

Năng lượng của cảm xúc rất mạnh mẽ và đôi khi có thể xâm chiếm hoàn toàn suy nghĩ và hành động của một người. Cả người lớn và trẻ em đều có thể gặp khó khăn trong việc quản lý phản ứng của họ đối với cảm xúc và hành động theo những cách mà họ cảm thấy rất mất kiểm soát.

Ví dụ, bạn đã bao giờ cảm thấy tức giận đến mức nói những điều bạn không cố ý với người bạn yêu chưa? Sau đó, khi bạn bình tĩnh lại, khi cảm xúc trở nên tốt hơn và bạn ước mình đã xử lý nó theo cách khác?

Tất cả chúng ta có thể đều đã trải qua những tình huống như vậy và rồi nhận ra rằng điều quan trọng là chúng ta cần phải học cách quản trị cảm xúc, kiểm soát cảm xúc để có thể đón nhận và đối phó với các tình huống một cách tốt hơn.

Quản trị cảm xúc không chỉ mang lại những lợi ích lớn lao trong đời sống thường ngày, trong các mối quan hệ mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng công việc của bạn. Ngay sau đây, chúng ta sẽ thảo luận về những lợi ích mà kỹ năng quản trị cảm xúc có thể mang lại trong cuộc sống và trong công việc bạn nhé.

Kỹ năng quản trị cảm xúc là gì ?

Quản trị cảm xúc cũng là kỹ năng cần rèn luyện. Quản trị cảm xúc là khả năng nhận thức và quản trị được cảm xúc của bạn và biết được cảm xúc của người xung quanh. Người có khả năng quản trị được cảm xúc sẽ hiểu rõ được cảm giác của người khác, từ đó điều chỉnh được hành vi tác động phù hợp.

Người có kỹ năng Quản trị cảm xúc sẽ đối mặt với các khó khăn tự tin, giải quyết mâu thuẫn hài hòa, dùng tinh thần tích cực trong giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn. Giữ tâm trạng, cảm xúc cân bằng, con người sẽ ra quyết định sáng suốt và giải quyết được các vấn đề tốt hơn.

Tại sao phải quản trị cảm xúc 

Quản trị cảm xúc giúp tốt sẽ giúp bạn làm giảm sự căng thẳng trong quá trình giao tiếp. Các mâu thuẫn được giải quyết hài hòa và mang tính xây dựng hơn. Việc ra quyết định và giải quyết các vấn đề khó khăn hiệu quả hơn. 

Hiểu biết và nắm bắt được cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn thể hiện được suy nghĩ của mình với người khác. Khi nhận diện được cảm xúc hiện tại bạn mới có thể điều khiển được cảm xúc theo lý trí, suy xét kỹ lưỡng các hành vi, ngôn từ, không để xảy ra sai lầm đáng tiếc. Quản lý cảm xúc cá nhân tốt còn giúp bạn cư xử đúng mực hơn đồng thời duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp.

Làm thế nào để quản trị cảm xúc  

Làm thế nào để quản trị cảm xúc 
Làm thế nào để quản trị cảm xúc

1. Tập suy nghĩ lạc quan

Trong cuộc sống, ta sẽ không thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra để thay đổi. Song, chỉ có một thứ mà ta có thể thay đổi, đó chính là thái độ sống. Đối mặt với mọi việc bằng thái độ lạc quan hay bi quan là lựa chọn của chúng ta. Khi bạn lạc quan, sẽ rất dễ dàng cảm nhận những điều tươi đẹp của cuộc sống hàng ngày.

Lạc quan chính là kết quả của một tâm hồn cởi mở, làm một yếu tố quan trọng của việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn. Từ đó, nhìn nhận mọi việc bằng thái độ tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và tìm được nhiều phương pháp để giải quyết hơn.

2. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết

Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắngnhững lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

3. Điều chỉnh trạng thái cơ thể tốt nhất

Để quản trị cảm xúc, trước tiên cơ thể phải ở trong trạng thái tốt nhất. Cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái thì những cảm xúc tích cực sẽ dễ dàng đến, ngược lại cơ thể mệt mỏi, tinh thần lo lắng, buồn bã thì cảm xúc tiêu cực sẽ xâm chiếm. 

Khi bạn tức giận, tim đập nhanh, máu dồn lên não gây căng thẳng, khó chịu khiến bạn mất khả năng làm chủ bản thân và dễ cáu giận và hành động thiếu cân nhắc.

Lúc này, bạn nên học những cách điều chỉnh cơ thể ngay lập tức để thoải mái hơn, thư giãn hơn bằng cách hít thở thật sâu, thả lỏng các cơ bắp, uống một cốc nước,… Điều chỉnh cơ thể về cả thể chất lẫn tinh thần giúp cảm xúc của bạn được giải tỏa phần nào. Bạn sẽ bớt ức chế, nóng giận và quản trị được cảm xúc bản thân. 

4. Tìm cách giải tỏa cảm xúc lành mạnh

Cảm xúc không nên bị ép buộc dồn nén, mà cần có cách giải tỏa lành mạnh. Khi nóng giận, bạn không nên tự giam mình trong phòng và tiếp tục tự trách bản thân. Thay vì như thế, bạn nên ra ngoài một mình và dành thời gian làm các việc như đạp xe, ngồi lơ đễnh trên một chuyến bus, ngắm nhìn những quang cảnh yên tĩnh,…

Hay bạn có thể dành thời gian cho những sở thích cá nhân như ăn uống, vẽ tranh, ca hát, chia sẻ tâm trạng với người thân, bạn bè,… Làm những việc nhẹ nhàng sẽ giúp cảm xúc của bạn dịu nhẹ hơn, suy nghĩ, nhìn nhận tích cực hơn.

Lợi ích mang lại nhờ kỹ năng quản trị cảm xúc

Lợi ích mang lại nhờ kỹ năng quản trị cảm xúc
Lợi ích mang lại nhờ kỹ năng quản trị cảm xúc
  • Quản lý bản thân tốt hơn

Bạn có thể kiểm soát cảm xúc và hành vi bốc đồng, quản lý cảm xúc của mình theo những cách lành mạnh, chủ động, tuân thủ các cam kết và thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi.

  • Củng cố khả năng tự nhận thức

Khi bạn nhận ra cảm xúc của chính mình và hiểu cách quản trị cảm xúc ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của bạn. Khi đó, bạn biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, và có sự tự tin.

  • Nhận thức xã hội

Quản trị tốt cảm xúc giúp bạn có sự đồng cảm với những người xung quanh. Bạn có thể hiểu cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của họ.

  • Quản lý mối quan hệ tốt hơn

Trí thông minh cảm xúc giúp bạn biết cách duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt, kiểm soát và điều tiết được cảm xúc giúp bạn giao tiếp rõ ràng, truyền cảm hứng và có thể ảnh hưởng đến người khác cũng như khả năng làm việc nhóm tốt và quản lý những xung đột.

Một số lợi ích của biết cách quản trị cảm xúc tại nơi làm việc bao gồm:

  • Làm việc nhóm hiệu quả hơn 

Nhân viên có kỹ năng quản trị cảm xúc đương nhiên làm việc nhóm tốt hơn vì một số lý do sau. Những người thông minh hơn về mặt cảm xúc thường giao tiếp tốt hơn những người khác. Họ sẵn sàng chia sẻ ý tưởng của mình và lắng nghe ý kiến của người khác. Tương tự, họ ít có khả năng kiểm soát hoàn toàn vì họ cũng có thể nghĩ đến người khác.

Những nhân viên có kỹ năng quản trị cảm xúc thường coi trọng ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và có nhiều khả năng tin tưởng họ hơn. Khi phải làm việc theo nhóm, họ là người ân cần, chu đáo và tôn trọng.

  • Hạn chế những xung đột không đáng có

Trong nhiều trường hợp, việc để cho cảm xúc lấn át dễ làm cho cuộc nói chuyện hay tranh luận trở nên mâu thuẫn. Người không kiểm soát được cảm xúc sẽ rất dễ nảy sinh những phản ứng sai lầm, tạo điều kiện cho tình cảm yêu ghét cá nhân để quyết định đúng sai hoặc thể hiện cái tôi cá nhân quá lớn và bộc lộ điểm yếu.

Trong những tình huống như vậy, người biết cách quản trị cảm xúc cá nhân sẽ để lý trí và các quan điểm phát huy tác dụng thay vì để cảm xúc chi phối. Hãy suy nghĩ khách quan, tìm hiểu vấn đề tường tận, sáng suốt và tôn trọng mọi ý kiến của đồng nghiệp.

Quản trị cảm xúc cá nhân tốt sẽ giúp bạn thái độ cư xử phù hợp và khéo léo nhất, tránh được những xung đột không đáng có và làm dịu đi tình hình căng thẳng. Đồng thời tạo điều kiện cho bạn đạt được kết quả công việc như ý.

  • Duy trì và phát triển các mối quan hệ 

Trong bất cứ mối quan hệ nào, việc quản trị cảm xúc tốt trong giao tiếp giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ đó tốt đẹp hơn. Việc bộc lộ những cảm xúc thái quá như giận dữ, bốc đồng, hơn thua… là những yếu tố giết chết mối quan hệ nhanh nhất.

Những phản ứng tiêu cực này chỉ làm cho mối quan hệ xấu đi vì có những lời nói, thái độ và hành vi làm tổn thương, thậm chí xúc phạm đến người khác. Đặc biệt nếu đó là cấp trên, đối tác, hay đồng nghiệp thì tất nhiên sẽ nhận lại hậu quả xấu tùy theo mức độ.

Do đó, lợi ích của việc quản trị cảm xúc là thể hiện thái độ đúng mực, ứng xử khéo léo, khôn ngoan. Biết cách kiểm soát cảm xúc còn giúp cho các mối quan hệ được bền vững và phát triển tốt hơn.

  • Được nhìn nhận chuyên nghiệp hơn trong cách làm việc

Bộc lộ hết mọi thái độ và cảm xúc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cách người khác nhìn nhận về bạn. Đặc biệt đối với cấp trên, họ sẽ không đánh giá cao những người để cảm xúc chi phối.

Họ biết rằng, những người mà không làm chủ được cảm xúc rất khó tiến bộ, vươn xa và thiếu chuyên nghiệp. Chưa hết, trong mắt những người xung quanh, không kiểm soát được cảm xúc là biểu hiện của sự chưa trưởng thành, thiếu sự khôn ngoan và không đáng tin cậy.

Do đó, việc làm chủ và quản trị được cảm xúc cá nhân sẽ giúp bạn giữ được hình ảnh tốt trong mắt người khác. Rèn luyện kỹ năng quản trị cảm xúc giúp bạn trở nên điềm tĩnh, trưởng thành và chuyên nghiệp hơn trong mắt cấp trên và đồng nghiệp.

  • Không để người khác lợi dụng điểm yếu

Trong công việc đôi khi sẽ có những tranh chấp và đối thủ có thể sẽ lợi dụng điểm yếu của bạn để chơi xấu, làm bạn tự hại chính mình chỉ vì họ biết bạn không kiểm soát tốt cảm xúc.

Trong trường hợp người đó biết bạn dễ nóng nảy, họ sẽ cố gắng khiêu khích bạn trong một số trường hợp để bạn nổi nóng và có những phản ứng tiêu cực. Chỉ cần như vậy, bạn đã tự đánh mất hình ảnh tốt đẹp của mình trong mắt cấp trên, đồng nghiệp, đối tác, khách hàng… đồng nghĩa với việc tự đánh mất cơ hội làm việc hay hợp tác.

Do đó, lợi ích của việc biết cách quản trị cảm xúc là giữ cho tâm lí của mình được bình tĩnh, thái độ khách quan nhất để ứng xử tốt trong mọi tình huống, không để người khác khiêu khích, lợi dụng để hạ bệ chính bản thân mình.

  • Quản trị tốt cảm xúc thể hiện bạn là người có hiểu biết

Người có hiểu biết sẽ luôn cố gắng học hỏi những điều hay lẽ phải để có các quy tắc ứng xử chuẩn mực nhất. Người biết điều tiết cảm xúc của bản thân, biết học cách kiểm soát cảm xúc chắc chắn là một người có hiểu biết, khôn ngoan và có lối sống tích cực. Đương nhiên những người này sẽ được mọi người yêu mến, quý trọng.

Vậy nên, ngoài những yếu tố năng lực và kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản trị cảm xúc chính là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công của bạn trong công việc.

Dấu hiệu cho thấy bạn chưa biết cách quản trị cảm xúc

Dấu hiệu cho thấy bạn chưa biết cách quản trị cảm xúc
Dấu hiệu cho thấy bạn chưa biết cách quản trị cảm xúc

Khi một người không thể kiểm soát cảm xúc của mình, phản ứng của họ có thể bị gián đoạn hoặc không phù hợp với tình huống hoặc bối cảnh mà họ đang gặp phải. Mất khả năng kiểm soát cảm xúc có thể là tạm thời. Nó có thể được gây ra bởi một cái gì đó như lượng đường trong máu bị giảm hoặc kiệt sức vì thiếu ngủ.

Tuy nhiên, một số người thường xuyên không thể kiểm soát được cảm xúc của mình do thói quen và tính cách. Điều quan trọng là phải biết khi nào bạn không thể kiểm soát cảm xúc của mình, vì điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn chưa biết quản trị cảm xúc.

  • Bạn bị choáng ngợp bởi cảm xúc 
  • Bạn cảm thấy ngại bày tỏ cảm xúc
  • Khi bạn cảm thấy tức giận, nhưng không biết tại sao
  • Mất kiểm soát hành vi của bản thân
  • Khó hiểu lý do tại sao bạn cảm thấy như vậy
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy để làm “tê liệt” cảm xúc của bản thân

Có nhiều lý do khiến một người không thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Nếu bạn nhận thấy mình đang gặp những dấu hiệu này, hãy luyện tập 10 thói quen được đề cập dưới đây để củng cố kỹ năng quản trị cảm xúc. 

Học quản trị cảm xúc ở đâu uy tín

Tham gia khóa học “Quản Trị Cảm Xúc” tại Học Viện New Me Sẽ giúp bạn nắm bắt được những kiến thức được đúc kết bởi đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn quản lý cảm xúc của mình trong công việc một cách hiệu quả nhất.

Nội dung chương trình đào tạo quản trị cảm xúc

  • Tổng quan về trí thông minh cảm xúc
  • Sự Thông minh là gì? Trí Thông minh là gì?
  • Khác biệt giữa: Trí Tuệ, Trí Huệ, Trí Thông minh, Sự Khôn ngoan, Sự Hiểu biết, Sự Tinh thông…?
  • Cảm xúc là gì?
  • Trí Thông minh Cảm xúc (EI) là gì?
  • Chỉ số Cảm xúc (EQ) là gì?
  • Khác biệt giữa Chỉ số Cảm xúc (EQ) và Chỉ số Thông minh (IQ)
  • Các loại hình Thông minh
  • Trí Thông minh Cảm xúc khác gì với các loại Trí Thông minh khác?
  • Phát triển Trí Thông minh Cảm xúc nghĩa là gì?
  • Tại sao cần Phát triển Trí Thông minh Cảm xúc?
  • Chuyện gì xảy ra khi không Phát triển Trí Thông minh Cảm xúc?

Phát triển trí thông minh cảm xúc cá nhân

1. Ảnh hưởng của Cảm xúc đến não bộ

2. 5 cột trụ của Trí Thông minh Cảm xúc

3. Năng lực tự nhận thức

  • Tự nhận thức cảm xúc: Từ đâu có và tích cực hay tiêu cực
  • Tự đánh giá ưu – nhược điểm, sự tự tin:

Hoạt động ứng dụng: Biết được cảm xúc từ đâu có và các loại cảm xúc chính của con người. Xác định ưu nhược điểm của bản thân. Nhận biết năng lực và sở trường của bản thân.

4. Năng lực tự chủ

  • Làm chủ cảm xúc
  • Minh bạch, linh hoạt, tận tâm, chủ động và lạc quan

Hoạt động ứng dụng: Kiểm soát cảm xúc, tư duy và giao tiếp tích cực.

5. Năng lực Nhận thức xã hội

  • Đồng cảm, hiểu, quan tâm giúp đỡ người khác.

Hoạt động ứng dụng:  Kỹ năng lắng nghe chủ động và hoạt động đội nhóm

6. Năng lực Quản trị mối quan hệ

  • Truyền cảm hứng, ảnh hưởng, bồi dưỡng, dẫn dắt thay đổi.
  • Kiểm soát xung đột, hợp tác.

Hoạt động ứng dụng: Nhìn nhận, khen ngợi, kiểm soát xung đột, các nguyên tắc đạt sự hợp tác.

7. Lãnh vực Phát triển Trí Thông minh Cảm xúc

8. Ứng dụng trong giao tiếp

9. Ứng dụng trong việc phòng ngừa Stress và mệt mỏi

Phát triển trí thông minh cảm xúc trong lãnh đạo

  1. Nguồn năng lượng và Kiểm soát nguồn năng lượng bản thân
  2. Hành vi và Mô hình Nhận thức – Hành vi
  3. Động cơ và nguồn gốc của Hành động
  4. Lãnh đạo và Quyền tự trị của nhân viên
  5. 6 Mô hình lãnh đạo
  6. Cá tính và EQ trong lãnh đạo
  7. Cùng EQ:
  • Xây dựng Niềm tin đội nhóm
  • Thúc đẩy thay đổi lành mạnh
  • Coaching đội nhóm
  • Giải quyết mâu thuẫn

Học Viện New Me

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *