Lạm dụng thời thơ ấu làm thay đổi não bộ như thế nào?
Nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng lạm dụng và bị bỏ bê thời thơ ấu sẽ gây ra những thay đổi lâu dài trong sự phát triển của não bộ con người. Những sự thay đổi trong cấu trúc não bộ này đủ nghiêm trọng để có thể gây ra những vấn đề lên tâm lý và cảm xúc của con người trong thời kỳ trưởng thành, như các rối loạn tâm lý và lạm dụng chất.
Martin Teicher và cộng sự tại Bệnh Viện McLean, Trường Y, Đại học Harvard và Đại học Northeastern, đã sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định những thay đổi có thể đo lường được trong cấu trúc não ở nhóm người trẻ trưởng thành – những người đã từng bị lạm dụng và bỏ bê thời thơ ấu. Có sự xuất hiện rõ ràng những điểm khác biệt trong 9 vùng não giữa nhóm bị sang chấn thời thơ ấu và nhóm không.
Những thay đổi rõ ràng nhất thấy ở các vùng não giúp duy trì sự cân bằng cảm xúc và các ham muốn, cũng như tư duy tập trung vào bản thân mình. Kết quả chỉ ra rằng những người đã từng trải qua thời thơ ấu bị lạm dụng hay bỏ bê có nguy cơ lạm dụng chất cao hơn nếu họ không may rơi vào con đường này vì họ đã từng đối mặt nhiều khó khăn hơn trong việc kiểm soát những ham muốn và đưa ra những quyết định hợp lý do bởi những thay đổi trong sự phát triển của não
Khi con người ta trải nghiệm ít nhất 3 dạng lạm dụng (tình dục, thể chất, lời nói, bị bỏ bê), thì 53% sẽ mắc trầm cảm dạng điển hình vào một thời điểm nào đó trong đời. 40% mắc rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
Cấu trúc não

Lạm dụng và bỏ bê thời thơ ấu gây nhiều tác động tiêu cực lên quá trình phát triển của não bộ. Một số tác hại tiềm ẩn bao gồm:
Giảm kích thước đồi hải mã, cơ quan cực kỳ quan trọng tác động lên sự học tập và trí nhớ
Giảm kích thước của thể chai, cơ quan tập trung vào cảm xúc, các ham muốn, và kích thích, cũng như giao tiếp giữa hai bán cầu não trái và phải
Giảm kích thước của tiểu não, cơ quan có thể ảnh hưởng lên các kỹ năng và phối hợp vận động
Giảm dung tích của vỏ não trước trán, cơ quan tác động lên hành vi, cân bằng cảm xúc và nhận thức
Hạch hạnh nhân hoạt động cường độ quá cao, đây là bộ phận chịu trách nhiệm xử lý cảm xúc và xác định cách thức phản ứng lại với những tình huống căng thẳng hoặc nguy hiểm
Mức Cortisol hoặc quá cao hoặc quá thấp, cũng gây tác động rất tiêu cực
Hành vi, Cảm xúc và Chức năng xã hội

Lạm dụng, bỏ bê và sang chấn thời thơ ấu làm thay đổi cấu trúc não bộ và chức năng của các chất hóa học trong não, hành vi ngược đãi cũng gây ảnh hưởng lên cách trẻ hành xử, điều tiết cảm xúc và vận hành các chức năng xã hội. Những tác hại tiềm ẩn bao gồm:
- Thường xuyên hoặc luôn luôn cảm thấy luôn sợ sệt
- Liên tục ở trong trạng thái cảnh giác và không thể thả lỏng, dù trong tình huống nào
- Có khả năng xuất hiện trầm cảm hoặc một rối loạn lo âu
- Yếu kém trong học tập
- Không đạt được cột mốc phát triển đúng thời điểm
- Khả năng xử lý những phản hồi tích cực kém
- Gặp khó khăn trong những tình huống tương tác xã hội
- Những yếu tố liên quan trong tình trạng ngược đãi
Sự ảnh hưởng của lạm dụng và bỏ bê thời thơ ấu còn tùy thuộc vào tần suất xuất hiện của tình trạng lạm dụng; độ tuổi của trẻ trong quá trình bị lạm dụng; người lạm dụng là ai; trẻ có hay không một người lớn chúng yêu thương để dựa vào trong đời; lạm dụng kéo dài trong bao lâu; có hay không bất kỳ một hình thức can thiệp nào với vấn đề lạm dụng; dạng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng lạm dụng; và những yếu tố mang tính cá nhân khác.
Những điều bạn nên biết về Tiềm thức
Những điều cần biết về Tiềm thức Bạn có biết: hiện nay rất nhiều người[...]
Th2
Hội Chứng Sợ Biển (Thalassophobia) là gì ?
Hội Chứng Sợ Biển (Thalassophobia): Mọi thứ bạn cần biết Bạn đã bao giờ cảm[...]
Th2
Workshop “Trải Nghiệm Thôi Miên Trị Liệu”
Workshop “Trải Nghiệm Thôi Miên Trị Liệu” Khi người Việt bị chia đôi, bên tin[...]
Th2
Rối loạn phân ly là gì ? Các dạng rối loạn phân ly thường gặp
Rối loạn phân ly là gì? Rối loạn phân ly là cảm giác mất kết[...]
Th2
Liệu pháp Chấp nhận và Cam kết (ACT) là gì & Hoạt Động Như Thế Nào ?
Liệu pháp Chấp nhận và Cam kết (ACT): Nó Là Gì & Nó Hoạt Động[...]
Th1
Doomscrolling là gì ? Ảnh hưởng của Doomscrolling đối với sức khỏe tâm thần
Doomscrolling là gì? Doomscrolling là khi ai đó tham gia vào việc lướt qua các[...]
Th1
Hiểu về nỗi sợ hãi, lo lắng và ám ảnh
Sợ hãi là gì ? Sợ hãi là phản ứng đối với một mối đe[...]
Th1
Bạn có biết sự khác biệt giữa hoảng loạn và lo lắng?
Mặc dù một chút lo lắng là tốt cho sức khỏe, nhưng quá lo lắng[...]
Th1