Đọc vị hành vi của con người thông qua 10 biểu hiện

Đọc vị hành vi của con người

Đọc vị hành vi của con người thông qua những hành vi thường gặp

Giải thích được những hành vi con người rất thường thấy như buồn ngủ, cười hay ôm ấp? Nó hoàn toàn không phải ngẫu nhiên đâu, đa phần những hành vi này lại thuộc sự kiểm soát của các hoóc môn cơ thể.

Buồn ngủ, cười hay ôm ấp là hành vi thường thấy của mỗi người. Điều bất ngờ là một trong những hành vi này lại thuộc sự kiểm soát của các hoóc môn cơ thể.

1. Thiên vị người tóc vàng

Thông thường, lý do đàn ông phương Tây ưa thích những cô gái tóc vàng bắt nguồn từ nền tảng lý luận sinh học. Người phụ nữ tóc vàng thường sở hữu làn da sáng màu, dễ nhận biết các khiếm khuyết về thể chất của họ.

Vì vậy, khi một người đàn ông chọn bạn tình với mái tóc vàng, họ dễ dàng suy luận được phẩm chất sức khoẻ của con cái họ sau này. Điều tương tự cũng xảy ra ở nữ giới khi chọn bạn đời.

2. Ngoại tình

Ngoại tình

Ngoài những lý do tâm lý ảnh hưởng đến sự không chung thuỷ, khoa học giải thích rằng, một số người mang trong họ DNA “gian lận”. Các nhà nghiên cứu phát hiện một gene RS3 334, nôm na gọi là gene ly dị. Trong một cuộc khảo sát, các cặp đôi được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi chi tiết về tình trạng hôn nhân của họ.

Kết quả, những cặp vợ chồng bất hạnh, thường xuyên có lục đục nội bộ, trong đó người nam sẽ có một hoặc nhiều gene RS3 334. Người ta cho rằng gene ảnh hưởng đến sự giải phóng vasopressin – một hóa chất giúp cho mối quan hệ chung thủy.

3. Ôm ấp

Rất nhiều cử chỉ là một phần văn hóa mà chưa bao giờ chúng ta đặt câu hỏi vì sao bản thân lại hành động như vậy. Theo các nhà khoa học, dường như hơi kỳ lạ khi định nghĩa một cái ôm là cử chỉ âu yếm khi một người quàng tay vào cổ hoặc cơ thể người khác.

Khoa học giải thích việc con người tiếp xúc thể chất gần gũi, chẳng hạn như ôm ấp được liên hệ với sự giải phóng của oxytocin, một loại hoóc môn khiến con người có cảm giác an toàn, tin tưởng. Hoóc môn này đặc biệt hữu ích trong mối quan hệ nghiêm túc, sự va chạm thể chất trong khi quan hệ tình dục sẽ giải phóng oxcytocin tạo cho hai người có cảm giác gắn kết với nhau và làm tăng khát khao sinh con, lập tổ ấm.

Ngoài cử chỉ ôm ấp, não của bạn cũng giải phóng ra oxytoxin trong các cử chỉ thể hiện yêu thương khác như tiếp xúc bằng ánh mắt, cử chỉ hào hiệp, và khi bạn vuốt ve thú nuôi.

xem thêm: Hiểu biết và đón nhận chính mình

4. Cảm giác sợ hãi với người xa lạ

sợ người xa lạ

Cảm giác này được lý giải từ tác dụng của các chất hoóc môn. Oxytocin, loại hoóc môn giúp con người liên kết với những người thân quen gần gũi, cũng có “tác dụng phụ” khiến mỗi người có cảm giác không tin tưởng đối với người lạ.

Nhiều nghiên cứu được tiến hành bằng cách cho người tham gia hít loại hoóc môn oxytocin hoặc giả dược tương tự, sau đó họ tham gia vào các trò chơi tập thể khuyến khích người chơi hợp tác với nhau. Hiện tượng thú vị xảy ra khi trường hợp các nhóm có những người tham gia biết nhau từ trước, oxytocin là chất xúc tác làm cho tinh thần đồng đội giữa người chơi tăng lên. Nhưng khi nhóm bao gồm những người lạ, oxytocin lại có tác dụng ngược lại, làm giảm tinh thần đồng đội của người chơi.

Các nhà nghiên cứu giải thích hoóc môn này có thể được di truyền lại từ thế hệ tổ tiên của chúng ta,khi loài người cần tạo sự tin tưởng với bộ lạc để duy trì sự đoàn kết và đối kháng lại các bộ lạc khác.

5. Gãi ngứa

Đây là hiện tượng phản ứng của cơ thể để loại bỏ các chất kích thích hoặc những tác động có hại từ môi trường bên ngoài. Ví dụ một con kiến bò lên chân của bạn, chân bạn bị ngứa, bạn chà xát khu vực đó và đuổi con kiến đi. Vì vậy, gãi ngứa là hành vi có lợi cho chúng ta, nhưng tại sao chúng ta gãi thường xuyên ngay cả khi không có tác động nào bên ngoài nào đối với cơ thể?

Từ quan điểm suy luận dựa trên sự tiến hóa, việc “gãi” xảy ra khi ta cảm nhận được bất cứ điều gì có thể gây nguy hại cho da. Nếu bạn gãi khi nhận biết một mối đe dọa với cơ thể sẽ là một điều tốt, nhưng nếu bạn không có phản ứng gãi đối với các yếu tố cho là nguy hiểm thì lại là điều bất thường.

6. Tranh cãi với bản thân

tranh cải với chính mình

Một ai đó cho bạn một thanh kẹo, một mặt bạn muốn nhận và ăn thanh kẹo đó, mặt khác bạn lại lo lắng rằng ăn nó bạn sẽ tăng cân. Thông thường trong đầu bạn sẽ xuất hiện giọng nói tự thương lượng kiểu như: “Hôm nay mình sẽ ăn kẹo, miễn là mình đi tập gym vào ngày mai”.

Theo suy luận phản xạ não bộ, bạn tự nhìn nhận “cái tôi” trong tương lai của mình là một người khác và thực hiện thoả thuận với người đó. Mức độ nghiêm trọng của việc này tuỳ thuộc vào cá nhân mỗi người, nhưng trong nhiều trường hợp, não bộ của bạn cũng sáng lên khi nghĩ về người khác, giống như lúc bạn nghĩ về một “cái tôi” thứ hai.

7. Cười

Khoa học giải thích, phần não bộ quản lý chức năng cười cũng chịu trách nhiệm cho các chức năng quan trọng khác như nói và thở. Vì vậy “cười” được xem là một chức năng chính của con người. Các nhà nghiên cứu cho rằng, khi cười, con người tiếp cận một vấn đề với mục đích vui tươi, thể hiện sự tin tưởng của chúng ta với người khác. Điều này giải thích vì sao cười lại có tính lan truyền. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, con người ít cười khi cảm thấy cô đơn.

8. Buồn ngủ

buồn ngủ

Có khi nào chúng ta tự hỏi vì sao bản thân đi ngủ vào ban đêm và thức dậy khi trời sáng? Hầu hết chúng ta không thể điều khiển bản thân rơi vào giấc ngủ theo ý muốn, vậy điều gì thực sự điều khiển hoạt động này?

Chìa khoá cho câu trả lời là hoá chất melatonin. Vào ban ngày, ánh sáng kích hoạt một loạt hoá chất và hoóc môn trong cơ thể, trợ giúp con người trong các hoạt động thường ngày. Điều tương tự cũng xảy ra vào ban đêm, khi melatonin, một loại hóoc môn giúp con người rơi vào giấc ngủ. Hóoc môn này được tạo ra từ tuyến tùng và chỉ được kích hoạt khi con người trong bóng tối.

Hàm lượng melatonin được giữ ở mức khá cao trong khoảng 12 giờ đồng hồ và bị giảm đi khi tiếp xúc với ánh sáng ban ngày. Một nhược điểm là tuyến tùng không phân biệt được ánh sáng nhân tạo. Vì vậy trường hợp bạn ở trong bóng tối suốt một ngày và ra môi trường sáng vào ban đêm sẽ làm ảnh hưởng lớn đến đồng hồ sinh học của cơ thể.

9. Tức giận

Sự tức giận và hung hăng là những cảm xúc mà chúng ta ít kiểm soát được nhất và đôi lúc có thể mất tự chủ. Hạch hạnh nhân là một trong những khu vực của não bộ được chứng minh là nguyên nhân gây ra sự hung hăng. Tổn thương đến khu vực này sẽ dẫn đến sự khuếch đại của hành vi hung hãn.

Vỏ não trước trán nhận được sự thôi thúc từ hạch hạnh nhân và xử lý thông tin khác để quyết định việc nên hay không nên bộc lộ hành động. Nếu có tổn thương đối với hạch hạnh nhân thông qua các chấn thương vật lý, khối u, hoặc dị tật bẩm sinh có thể dẫn đến các kích động áp đảo, thúc giục con người hướng tới hành vi hung hãn.

10. Ấu dâm

Đây là một loại bệnh lệch lạc tình dục, hàm ý nói về những người thích quan hệ tình dục với trẻ nhỏ. Hành vi này là không thể chấp nhận trong khuôn khổ đạo đức của con người, tuy nhiên hiện tượng này có thể giải thích về mặt thể chất.

Năm 2000, một người đàn ông lập gia đình đột nhiên phát triển một chứng nghiện khiêu dâm nghiêm trọng và suy nghĩ “ấu dâm” kèm theo đau đầu dữ dội. Ông đã tìm kiếm sự giúp đỡ và sớm phát hiện ra rằng ông có một khối u kích thước bằng một quả trứng đang phát triển trong não, chính bộ phận này đã kiểm soát sự thúc giục trong ông. Khi khối u được gỡ bỏ, hành vi của người đàn ông trở lại bình thường và ham muốn tình dục không lành mạnh của ông tan biến. Tuy nhiên, trường hợp này là rất hiếm.

xem thêm: Trầm cảm là gì ? Nguyên nhân của chứng trầm cảm

Học Viên New Me

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *