6 Kỹ năng Coaching

Kỹ năng Coaching

Shawn Doyle, Chủ tịch New Light Learning and Development Inc, đã đi khắp nơi trên thế giới để đào tạo, diễn thuyết và tư vấn, phần lớn công việc kinh doanh của ông là đào tạo các chương trình phát triển nâng lực lãnh đạo và huấn luyện nhà điều hành.

Một bài học thú vị mà ông rút ra được từ tất cả những khách hàng và công ty lớn mà ông đã làm việc trong những năm qua: Hầu hết mọi người trong vai trò lãnh đạo không huấn luyện hoặc phát triển nhân viên của mình.

Ông mất nhiều năm tự hỏi lý do tại sao những nhà lãnh đạo không làm điều đó, và đưa ra kết luận rằng, chỉ những nhà lãnh đạo xuất sắc mới đặt việc coaching nhân viên lên hàng đầu.

Dưới đây là đúc kết 06 kỹ năng vững chắc có thể giúp bạn trở thành một người coach xuất sắc cho đội nhóm của mình.

(*) Coach/coaching: đây là một nghề tương đối mới mẻ ở Việt Nam, nhưng đã có hơn 50 năm trên Thế giới, Coach có nghĩa là Khai vấn, kèm cặp, giúp khách hàng (thân chủ) đạt được mục tiêu, giải quyết vấn đề của họ. Tác giả để nguyên từ ngữ mà không dịch ra để đảm bảo tính nguyên bản của nghề và không bị hiểu nhầm theo những nghĩa khác là Huấn luyện viên…

1. Giải thích lý do bạn coach cho nhân viên.

Khi bạn bắt đầu ý định coach cho đội nhóm của mình, hãy dành thời gian để giải thích lý do vì sao bạn coach người đó. Nói với họ rằng, bạn đang tạo ra một cam kết để phát triển mọi người trong đội nhóm và rằng bạn sẽ thường xuyên làm việc với họ. Lý do đằng sau việc này là giúp họ chủ động đến gặp bạn và giúp họ trưởng thành, đạt được mục tiêu của từng thành viên.

2. Coaching là dành cho tất cả mọi người.

Mọi người đều có cơ hội để được coach. Tôi đã đã từng có người đặt câu hỏi trong một chương trình lãnh đạo của mình “Thế còn tiếp tân thì sao? Ông vừa mới nói với tôi nên coach cho anh ta?” và câu trả lời là có! Mọi người trong đội nhóm nên có cơ hội để phát triển, trưởng thành và làm tốt hơn trong công việc. Tất cả đều có tiềm năng, họ cần ai đó để tin tưởng.

3. Coaching nên gắn với việc đạt mục tiêu của nhân viên.

Bước đầu tiên trong coaching là hỏi mọi người về mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của họ. Đừng ngạc nhiên nếu mọi người nói thẳng với bạn rằng họ không biết họ muốn gì. Thực hiện một buổi thảo luận về mục tiêu, giúp cho thành viên trong nhóm xác định mục tiêu của họ.

Điều này cũng cho thấy bạn thực sự quan tâm đến họ và không chỉ về vai trò chức năng của họ trong công việc, mà còn quan tâm về ước mơ và hoài bão của họ, cách thức giúp họ đạt được chúng.

4. Có hai loại coaching – đừng chỉ làm một.

Có hai loại coaching, khắc phục và phát triển. Trước tiên, hãy định nghĩa về coaching khắc phục trước. Coaching theo kiểu khắc phục thường tập trung vào việc coach cho một người vào việc thay đổi hay một vấn đề. Ví dụ, nếu ai đó có thói quen đi trễ, họ cần được coach để sửa đổi hành vi này.

Coaching phát triển là khi bạn coach cho một người để đạt được mục tiêu, giúp họ phát triển và nâng cao kỹ năng, kiến thức, công cụ, kỹ thuật. Đáng buồn thay, hầu hết các nhà lãnh đạo không bao giờ làm điều này – coaching phát triển.

5. Coaching phải diễn ra bằng hành động.

Tôi biết điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng coaching nhất định phải diễn ra chứ không phải chỉ suy tư. Shawn từng làm việc với một quản lý trong hai năm, cứ mỗi tuần vị quản lý này nói “Tôi thật sự nên làm việc với ông và thực hiện một vài phiên coach”.

Tất nhiên tôi nói “Đó sẽ là điều tuyệt vời!” Tôi đã trong chờ điều đó một cách phấn khích nhưng nó chưa từng xảy ra! Tôi luôn nói với những nhà quản lý rằng “Ưu tiên & Lên lịch biểu”, nếu bạn không ưu tiên hoặc đưa nó lên lịch làm việc, điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.

6. Hiểu được tâm lý của coaching.

Khi bạn coach, đừng quên bạn đang làm việc với con người và họ đến với bạn cùng những bất an, ý tưởng, cảm xúc. Những suy tư trong đầu họ khiến họ có những nhận thức nhất định về coaching.

Hãy chắc rằng khi bạn đang coach, đặc biệt là khi coaching phát triển, bạn phải giải thích cho người đối diện rằng họ không hề gặp vấn đề gì cả. Thời điểm đầu, bạn có thể nhận được phản hồi từ người đối diện khi bắt đầu coach cho họ, họ có thể sẽ hỏi “Tôi có đang gặp rắc rối gì không?” khi bạn yêu cầu gặp mặt họ. Họ có thể phòng thủ vì điều đó, bạn phải trấn an họ.

Sự thật đáng buồn là nhiều người chỉ gặp sếp mình khi họ có vấn đề. Họ chưa bao giờ có một người coach, họ chỉ nhận khiển trách từ quản lý của mình, đôi khi suốt cả đời làm việc.

Và bây giờ, hãy để nhóm của bạn thấy rằng bạn khác biệt. Cam kết ngày hôm nay thực hiện coaching liên tục để phát triển tất cả nhân viên của mình.

Theo Shawn Doyle, Chủ tịch New Light Learning and Development Inc

Học Viện New Me

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *