Ý chí là gì ? 4 cách rèn luyện ý chí hiệu quả

Ý chí là gì

Ý chí là gì?

Ý chí là khả năng vượt qua mọi thử thách, là việc thực hiện các hành động để có thể tạo ra được kết quả theo như mong muốn. Để đạt được kết quả ấy thì quý bạn đọc phải trải qua rất nhiều chướng ngại, đó chính là năng lực của riêng mỗi người, không có ai giống ai. Sẽ phụ thuộc vào từng tâm lý của mỗi cá nhân mà mức độ ý chí sẽ hoàn thành khác nhau.

Đặc điểm của ý chí là gì?

Ý chí được thể hiện thông qua các đặc điểm như sau:

– Tính mục đích của ý chí:

Ý chí có mục đích, bởi chúng có thể xác định được mục đích của hành động. Bên cạnh đó, cũng tùy thuộc vào lý tưởng sống cũng như những nguyên tắc sống của mỗi người. Đối với từng trường hợp cụ thể ý chí sẽ xác định mục đích gần hay xa dựa vào mục đích đã lập ra mà ý chí kiểm soát chặt chẽ hành vi của mình.

– Ý chí thể hiện tính bền vững và kiên trì:

Người luôn biết siêng năng, cần cù thường vững bước trước nghịch cảnh mà cuộc sống mang lại trong cuộc sống là những người có ý chí. Vì vậy, chúng ta thường nghe thấy có những trường hợp học sinh nghèo vượt khó được khen rằng có ý chí.

– Ý chí có tính tự chủ: Giúp con người có khả năng kiểm soát tốt được suy nghĩ từ bên trong, giúp kìm nén cũng như điều chỉnh được cảm xúc. Có tác dụng giúp những lời nói sai hay điều tiêu cực được ngay lập tức xóa bỏ trong tâm trí của quý bạn đọc. Thay vào đó sẽ là những tư tưởng hợp lý, phù hợp hơn.

– Ý chí có tính quyết đoán: Quyết đoán là một đức tính mà con người khi không quyết đoán sẽ mãi mãi luẩn quẩn trong vòng tròn hoài nghi, do dự. Khi đó họ sẽ không thể nào thực hiện được hành động nào một cách hoàn hảo được.

– Ý chí có tính độc lập: Những ý kiến và quan điểm của cá nhân, tuyệt đối không phải nhắm vào người khác để đấu tranh hay chống đối bằng một hình thức cứng nhắc với họ và cũng không phải là thứ do bất cứ ai tạo ra cho mình. Tự bản thân mỗi người sẽ quyết định thực hiện hành động đó một cách độc lập.

Các phẩm chất ý chí của nhân cách trong tâm lý học

Các phẩm chất ý chí của nhân cách trong tâm lý học
Các phẩm chất ý chí của nhân cách trong tâm lý học

Ý chí không phải là thuộc tính tách rời của con người, nó liên hệ chặt chẽ với các mặt, các chức năng khác của tâm lí con người.

Nhận thức với ý chí

Nhận thức của con người hướng vào lĩnh hội, phân tích, trừu tượng hóa và khái quát hóa các tri thức tiếp thu từ môi trường xung quanh, những kiến thức này được củng cố trong trí nhớ và chế biến trong tư duy. Nghĩa là nội dung của ý chí nằm trong các khái niệm, các biểu tượng do tư duy và tưởng tượng mang lại. Những tri thức này thông báo những cái có trong thế giới xung quanh chúng ta.

Như vậy, nhận thức làm cho ý chí có nội dung. Đồng thời, ý chí là cơ chế khởi động và ức chế, ý chí còn điều chỉnh hành vi, nghĩa là hướng một cách có ý thức vào các nỗ lực của bản thân nhằm đạt mục đích cần thiết. Đó là sự điều chỉnh của ý chí và hành vi, hướng một cách có ý thức sự nỗ lực trí tuệ và thể chất vào việc đạt tới mục đích hoặc kiềm chế hoạt động khi cần thiết.

Khi chúng ta nói giữa ý chí và nhận thức có quan hệ thì không có nghĩa là con người ta nhận thức cái gì thì hành động như thế. Nhưng con người ta một khi đã có những suy nghĩ chín chắn về mục đích cuộc sống thì họ phải bằng mọi cách để đạt được mục đích đã đề ra, có nghĩa là con người sẽ phải có sự nỗ lực ý chí.

Trong đời sống hàng ngày chúng ta có thể gặp những người mà ở họ có sự hoạt động rất mạnh mẽ, thể hiện sự kiên trì để vươn tới mục đích nhưng bản thân mục đích đó không quan trọng, không có ý nghĩa xã hội. Sự nỗ lực lớn của họ trở nên vô ích, vì họ không nhận thức được ý nghĩa.

Ý chí với tình cảm

Tình cảm và ý chí có quan hệ mật thiết, ý chí là mặt hoạt động của tình cảm.

Trong đời sống hàng ngày, hoạt động của con người, tình cảm thực hiện vai trò kích thích hành động. Đồng thời những rung động có thể là phương tiện kìm hãm hành động. Nhưng bản thân tình cảm cũng chịu sự kiểm soát của ý chí, vì thực tế có khi con người ta hành động trái ngược với tình cảm; Chẳng hạn con người ta đấu tranh với những mất mát, với sự tức giận, với niềm vui, nỗi khổ v.v… làm được điều đó là nhờ ý chí.

Vai trò của ý chí

Khi con người cảm thấy nản chí, không còn đủ sức lực để tiếp tục chinh phục mục đích mà mình đã đưa ra thì ý chí chính là động lực sống cỗ vũ tinh thần giúp bạn có thể đứng lên, vượt qua những thử thách khó khăn.

Ý chí giúp con người phát huy sức mạnh đến mức độ phi thường, và chúng được biểu hiện dựa vào hai hình thức, đó là bên trong cùng với bên ngoài.

Ý chí góp phần đối kháng lại những áp lực đến từ xã hội bên ngoài, đồng thời kiềm chế bên trong, không để cho những dục vọng cũng như đam mê làm xấu đi bản chất tốt đẹp của một con người.

Chúng giúp cho cuộc sống của con người ngày càng hoàn thiện và tốt đẹp hơn, song song đó là tác động một cách tích cực đến đời sống con người lẫn đời sống xã hội.

Tầm quan trọng của ý chí là gì?

Tầm quan trọng của ý chí là gì?
Tầm quan trọng của ý chí là gì?

Sống có Ý chí mạnh mẽ giúp con người luôn lạc quan, tin tưởng vào công việc và cuộc sống. Thái độ sống tích cực ấy giúp chúng ta luôn chủ động, sáng tạo, dễ dàng gặt hái thành công và sống một cuộc đời có ý nghĩa.

Thất bại không loại trừ bất cứ ai nhưng biết vượt qua thất bại, làm tiếp và hướng đến tương lai cần phải có nghị lực sống đủ mạnh. Nếu thiếu nghị lực sống, không những không thể có được thành tựu mà còn rất dễ bi quan, đau khổ và thất bại. Cuộc đời chứa nhiều giông bão, kẻ yếu đuối rất dễ bị sóng gió cuốn đi.

Câu nói điển hình của một sống có ý chí: Thắng không kiêu bại không nản!

Câu hịch tướng sĩ của Tào Tháo sau trận thua Xích Bích có câu:

“Trên thế gian này chưa từng có một tướng nào trăm trận trăm thắng, chỉ có bại mà không nản, càng bại càng dũng cảm, cho đến cuối cùng là người giành chiến thắng”

Phương pháp để rèn luyện ý chí hiệu quả

– Rèn luyện thể thao thường xuyên: Ưu tiên việc rèn luyện thể thao, coi đó là việc mình cần thực hiện mỗi ngày là một trong những yếu tố quan trọng. Việc rèn luyện thể thao không chỉ giúp quý bạn đọc có thêm sức khỏe mà còn giúp duy trì ý chí nghị lực tinh thần để có thể phục vụ cho các mục tiêu lâu dài khác trong tương lai.

– Chia nhỏ những kế hoạch để chậm rãi, kiên trì thực hiện: Trước tiên quý bạn đọc cần có những mục tiêu ngắn hạn, dễ thực hiện nhất thay vì ôm đồm quá nhiều công việc vào người.

– Hãy vui mừng với những thành tích nhỏ mà bản thân đã đạt được: Việc kiên trì để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra hay những bài học kinh nghiệm được rút ra sau những lần thất bại. Quý bạn đọc cũng nên tự dành lời khen thưởng cho chính bản thân. Xuyên suốt quá trình thực hiện mục tiêu cuối cùng, việc hoàn thành được những mục tiêu nhỏ dù điều đạt được là khiêm tốn cũng trở thành động lực giúp quý bạn đọc có thêm ý chí nghị lực để tiến xa hơn tới mục tiêu lớn.

– Giao lưu và kết bạn nhiều hơn: Quá trình làm việc nếu quý bạn đọc cảm thấy gặp phải quá nhiều khó khăn và thiếu ý chí thì lý do quý bạn đọc không nghĩ đến một người sẽ đồng hành cùng mình.

4 Cách rèn luyện ý chí

Cách rèn luyện ý chí
Cách rèn luyện ý chí

Tập kết bạn nhiều hơn

Một chuyên gia chuyên viết về sức khỏe dinh dưỡng cho tạp chí nổi tiếng Clean Eating đã từng nhận xét:
“Nếu như bạn cảm thấy quá khó khăn trong việc tự tạo cho bản thân mình cảm hứng trong mọi vấn đề thì bây giờ đã đến lúc tìm những cách mới để có thể cải thiện chuyện đó.

Làm một mình không thuận lợi thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè, bạn cũ hoặc là kết thêm những người bạn mới, bằng cách nào cũng được, miễn sao là phải kết được bạn mới là được. Bạn học, bạn đồng nghiệp, bạn tập gym…họ chính là những trợ thủ cực kỳ đắc lực sẽ nhắc nhở bạn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu; giúp bạn thổi bùng ngọn lửa ý chí nghị lực của chính mình; và thậm chí bản thân bạn cũng có thể giúp đỡ ngược lại cho họ. Đó là những mối quan hệ cộng sinh còn hơn cả tuyệt vời”.

Ngoài việc làm quen thêm nhiều người bạn, các bạn có thể tự nhắc nhở mục tiêu bằng việc ghi chép lên những tấm giấy note rồi dán trên những nơi dễ thấy nhất như bàn học, máy tính, gương soi trong phòng vệ sinh, cửa tủ…
Còn có vô số ứng dụng nhắc nhở của smartphone nữa, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng đồ công nghệ như một trợ thủ đắc lực cho bản thân mình.

Chia nhỏ mục tiêu, từ từ thực hiện

Thay vì ôm vào người những dự án khổng lồ viển vông để rồi ngán ngẩm bỏ lửng lơ thì hãy toàn sức tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn thực tế và dễ thực hiện nhất.
Cho dù rằng cái đích đến cuối cùng là một điều gì đó thật là lớn lao thì cũng nên phải chia nhỏ mục tiêu thành nhiều phần và thực hiện theo kiểu cuốn chiếu.

Chẳng hạn như, bạn đề ra mục tiêu giảm 10kg trong vòng 6 tháng, điều này chắn chắn không thể nào thực hiện trong thời gian một tháng được. Mà dù cho có hoàn thành được thì cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cũng như thói quen ăn uống hàng ngày của bạn.

Hãy chia nhỏ mục tiêu ra và mỗi tháng chỉ giảm tối đa khoảng 1,5kg, sau khi đã đi được phân nửa chặng đường thì cơ thể bạn sẽ thích nghi dần, tiếp theo là có thể giảm được 2kg/tháng. Việc giảm cân sẽ diễn ra tự nhiên và đạt được hiệu quả như mong muốn.

Chia nhỏ mục tiêu trong một thời gian dài sẽ giúp cơ thể của bạn quen dần với việc thay đổi trong khẩu phần ăn. Hạn chế những loại thức ăn có chứa nhiều chất béo, tăng hàm lượng chất xơ.
Đồng thời tạo ra thời gian để cơ thể làm quen với một số thay đổi trong việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

Biến việc luyện tập thể thao trở thành hoạt động định kì

Phải luôn đặt việc duy trì vóc dáng thông qua thể thao lên hàng đầu. Tuy rằng việc nói thường dễ hơn làm rất nhiều, phải tồn tại trong một xã hội bận rộn, thời gian biểu luôn dày đặc.

Và thường xuyên rèn luyện thể chất chính là nền tảng vững chắc giúp bạn duy trì ý chí nghị lực tinh thần để hoàn thành các mục tiêu khác trong cuộc sống.

Chẳng có một ai muốn cả đời cố gắng làm việc để rồi khi về già lấy số tiền đó để chữa bệnh, đúng không nào?

Mỗi ngày dành ra một khoảng thời gian cố định để lên lịch cho việc tập thể thao. Lâu dần việc này sẽ trở thành một trong những thói quen sinh hoạt không thể thiếu trong một ngày của bạn, và tới khi đó bạn có muốn bỏ cũng không thể bỏ.

Ăn mừng những thành quả nhỏ

Song song với việc luôn nghiêm túc và kiên trì với mục tiêu đã đề ra, rút kinh nghiệm từ những sai lầm, thất bại và tự kiểm điểm chính mình mỗi khi không thể hoàn thành đúng theo kế hoạch.

Thì các bạn cần phải tự khen thưởng bản thân với những thành quả đạt được trên con đường rèn luyện nghị lực, dù cho những điều đã đạt được vẫn còn rất khiêm tốn.

Hãy tự khen thưởng và trách phạt một cách công bằng nhưng đồng thời cũng đừng nên quá hà khắc.
Hãy tự hài lòng với chính mình khi đã cố gắng cai thuốc lá được hơn 10 ngày, tập thể dục và ăn kiêng đạt hiệu quả, cơ thể đã săn chắc, khỏa mạnh hay đã tăng được số cân như ao nước…

Tất cả mọi nỗ lực dù nhỏ nhất đều rất đáng quý, nên các bạn hãy trân trọng chúng, cũng như việc trân trọng chính mình. Từ những thành quả đạt được đó, các bạn sẽ có thể rút ra được mình còn đang thiếu cái gì, cần cố gắng hơn ở đâu cho những mục tiêu lớn lao hơn.

Kết hợp với việc lên danh sách mục tiêu rõ ràng, chia mục tiêu lớn ra thành từng phần nhỏ để hoàn thành theo kiểu cuốn chiếu. Tập trung hết 100% sức lực như đã nói ở trên, tin rằng các bạn sẽ ngày càng tiến bộ, vươn xa.

Học Viện New Me

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *