MỤC LỤC
Khởi đầu tuần làm việc mới đầy năng lượng với 8 bí kíp
Suy nghĩ tích cực, quan tâm đến sức khỏe hay lên kế hoạch chi tiết cho công việc… là những cách đơn giản giúp bạn có một tuần mới làm việc hiệu quả.
“Sợ thứ Hai” có lẽ là “căn bệnh” của nhiều người khi phải trở lại với guồng quay của công việc. Thậm chí với những người không được nghỉ ngơi, thư giãn vào cuối tuần vì khối lượng công việc đồ sộ thì cảm giác chán nản, uể oải còn tăng lên gấp bội. Kết quả là khả năng tập trung và năng suất công việc đều bị ảnh hưởng. Sau đây là những “bí kíp” để bạn khởi động một tuần làm việc mới hiệu quả hơn. Hãy cùng tìm hiểu cùng Học Viện New Me nhé !
1. Suy nghĩ tích cực
Suy nghĩ tiêu cực không giúp bạn giải quyết vấn đề. Vậy tại sao không thay thế chúng bằng những điều tích cực, những điều khiến bạn cảm thấy biết ơn và hào hứng hơn?
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự biết ơn có khả năng làm giảm căng thẳng và cải thiện năng suất. Dùng bữa sáng lành mạnh, nghe bản nhạc ưa thích, mặc bộ quần áo khiến bạn tự tin, khen ngợi người khác… là những cách đơn giản giúp bạn cải thiện tâm trạng và khởi đầu tuần mới một cách thuận lợi.
2. Lên kế hoạch chi tiết cho công việc
Mỗi ngày, bạn phải xử lý hàng tá công việc không tên, nếu không có kế hoạch làm việc thông minh bạn dễ rơi vào tình trạng stress, bực bội. Một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn tình trạng này là lên kế hoạch trước.
Ví dụ vào chiều thứ Sáu bạn hãy lên kế hoạch và mục tiêu cho công việc tuần tiếp theo. Vào Chủ Nhật bạn có thể sử dụng để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày thứ Hai. Ngoài ra bạn nên lập một danh sách công việc theo thứ tự mức độ quan trọng và cần hoàn thành trước để tránh lãng phí thời gian vào những việc ít quan trọng hơn. Điều đó sẽ giúp bạn không bị mất cân bằng và hoàn thành công việc hiệu quả nhất.
3. Giảm bớt khối lượng công việc
Trở lại làm việc với một lịch trình bận rộn có thể là “cú sốc” cho cả cơ thể và não bộ. Vì vậy, bắt đầu một tuần làm việc một cách thoải mái sẽ là lựa chọn tốt nhất. Nếu có thể hãy dùng các ngày thứ Hai để sắp xếp lại không gian làm việc hoặc thực hiện một dự án theo đam mê.
4. Chăm sóc sức khỏe bản thân
Dù bận rộn đến đâu thì bạn cũng nên dành ít nhất 30 phút vào sáng sớm để thực hiện những bài tập thể dục hoặc đi bộ. Điều này vừa giúp nâng cao sức khỏe, thư giãn đầu óc đồng thời giúp “hâm nóng” lại nhiệt huyết và năng lượng trong người bạn trước khi bắt đầu làm việc.
Ngoài ra nên chú ý ăn nghỉ đầy đủ, đúng giờ bởi “có sức khỏe là có tất cả”. Sức khỏe tốt sẽ giúp bạn bền bỉ “chiến đấu” với những áp lực trong công việc.
5. Xây dựng và duy trì thói quen
Một thói quen tốt giúp chúng ta đi đúng hướng, nếu không, chúng ta sẽ trải qua từng ngày mà không có mục đích. Bạn nên xây dựng cho mình một thói quen ví dụ như thức dậy chính xác cùng một giờ vào buổi sáng hay lên kế hoạch công việc tuần tới vào chiều Chủ nhật. Nếu tuân thủ nghiêm ngặt thói quen từng ngày trong tuần thì các buổi sáng thứ Hai sẽ không còn là “cơn ác mộng” nữa.
6. Giữ nơi làm việc sạch sẽ
Không gian làm việc có thể ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả và cả tâm trạng của bạn. Một nơi làm việc thoải mái, ngăn nắp khiến người ta có nhiều ý tưởng, năng lượng trong công việc. Ngược lại, một bàn làm việc ngổn ngang giấy tờ thì chỉ khiến bạn càng thêm bực bội, căng thẳng.
7. Nghĩ về kế hoạch nghỉ ngơi cuối tuần
Nghĩ đến và lên ý tưởng cho những chuyến đi chơi hay buổi tụ tập cùng người thân, bạn bè vào cuối tuần như một phần thưởng sau những ngày làm việc vất vả sẽ là động lực giúp bạn có năng lượng hoàn thành tốt công việc.
8. Mang niềm vui đến nơi làm việc
Tự tạo ra những niềm vui nho nhỏ ở nơi làm việc là cách để bạn và đồng nghiệp cùng “lên dây cót” cho một tuần làm việc mới. Đó có thể chỉ đơn giản là đem tới nơi làm việc một chút đồ ăn vặt và cùng thưởng thức với mọi người, hoặc rủ họ tham gia các hoạt động giải trí ngoài giờ. Điều này vừa giúp giảm bớt căng thẳng trong công việc vừa tăng gắn kết tình đồng nghiệp. Công việc đòi hỏi sự nghiêm túc, chuyên nghiệp những không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải “căng như dây đàn” mọi lúc mọi nơi.
Mất ngủ và 10 câu hỏi thường gặp
Bạn có bao giờ đặt câu hỏi về những ảnh hưởng của việc bạn mất[...]
Th6
Niềm đam mê thực sự
Đam mê thực sự là gì? Bạn có cảm thấy mình đang sống một cuộc[...]
Th5
Mối quan hệ rạn nứt và 8 cách hàn gắn
Mối quan hệ rạn nứt 8 cách hàn gắn 8 phương pháp hàn gắn mối[...]
Th5
Thôi miên và Đức tin: 4 điều bạn cần biết
4 điều cần biết về Thôi miên và Đức tin Thôi miên có làm[...]
Th5
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý Thôi miên có giúp[...]
Th5
3 khác biệt giữa Thôi miên và Thao túng tâm lý
3 khác biệt tiêu biểu giữa thôi miên và thao túng tâm lý Thôi miên[...]
Th5
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý Thôi miên có nguy hiểm? Thôi[...]
Th5
4 lý do chứng minh Thôi miên đáng tin cậy
Thôi miên là một trong những công cụ hỗ trợ bình thường, được sử dụng[...]
Th5