TÂM TÍNH DỤC LÀ GÌ? THẾ NÀO LÀ THAM VẤN TÂM TÍNH DỤC? (Phần 1)

 

 

I. TÂM TÍNH DỤC LÀ GÌ?

Tâm Tính Dục, tiếng Anh là Psychosexual.

Theo lối chiết tự, Tâm Tính Dục gồm 2 lãnh vực chính: Tâm lýTính dục.

Hoặc theo lối giải thích thông thường: Tâm lý về / của Tính dục.

Câu hỏi:

1) TÂM LÝ là gì?

2) TÍNH DỤC là gì?

3) TÂM LÝ về / của TÍNH DỤC là gì?

  1. TÂM LÝ là gì?

› Là lý lẽ của Tâm hồn.

› Lý lẽ này chính xác và mang tính hệ thống,

nên trở thành một ngành khoa học – gọi là Tâm lý học.

Tâm lý học là gì?

“Tâm Lý Học” là một khoa học về tính quy luật của sự phát triển và vận hành của tâm lý với tư cách là hình thức đặc biệt của hoạt động sống”.

(“Từ điển tâm lý học”, A. V . Pêtơrôpxki và M. G. Iarôsepxki chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Matxcơva 1990)

Các phân ngành chính của Tâm lý học:

Biological Psychology (Tâm lý sinh học)

Experimental Psychology (Tâm lý học thử nghiệm)

Personality and Social Psychology (Tâm lý tính cách và xã hội học)

 

Developmental Psychology (Tâm lý học phát triển, còn được gọi là Tâm lý học con người – Human Psychology)

Educational Psychology (Tâm lý học giáo dục)

 

Clinical Psychology (Tâm lý học lâm sàng)

Health Psychology (Tâm lý học sức khoẻ)

Assessment Psychology (Tâm lý học đánh giá)

Forensic Psychology (Tâm lý học toà án/tội phạm)

Industrial and Organizational Psychology (Tâm lý học tổ chức và công nghiệp)

(Handbook of Psychology – Copyright © 2003 by John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, New Jersey)

  1. TÍNH DỤC là gì?

    Khác nhau giữa: TÍNH DỤC? TÌNH DỤC? SINH DỤC?

Tình dục là khái niệm phản ánh quan hệ tính giao giữa nam nữ.

Sinh dục: Chức năng của sinh vật làm cho chúng duy trì được nòi giống bằng cách sinh sôi nảy nở. Cơ quan sinh dục. Bộ phận của cơ thể có chức năng sinh đẻ. (Tự điển Tiếng Việt online)

Tính dục là tổng thể con người, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của con trai hoặc con gái, đàn ông hoặc đàn bà và biến động suốt đời. Tính dục phản ánh tính cách con người, không phải chỉ là bản chất sinh dục.

Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tính dục liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hóa của đời sống. Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và mối quan hệ giữa người với người và do đó tác động trở lại xã hội.

Như vậy, tính dục người là toàn bộ con người đó như là người nam hay người nữ và những yếu tố tạo nên tính dục cũng là những thành phần làm nên nhân cách – tổng thể những phẩm chất tâm lý đặc trưng ở một con người, thể hiện ra bằng hành vi ứng xử.

(Ủy ban Giáo dục và Thông tin về Tình dục Hoa Kỳ – 1970)

 

  1. TÂM LÝ về / của TÍNH DỤC?

Tâm Tính Dục là một chuyên ngành hẹp nằm trong Phân Tâm học, thuộc lãnh vực Tâm lý trị liệu.

TÂM LÝ TRỊ LIỆU là gì?

– Tâm lý trị liệu (psychotherapy) là một hệ thống các kỹ thuật được thực hiện nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi của các cá nhân – những người thường được gọi là “thân chủ”.

Những vấn đề này thường khiến cho con người cảm thấy khó khăn trong việc tự quản lý cuộc sống và đạt đến các mục đích mong muốn của mình.

Tâm lý trị liệu nhắm đến giải quyết các vấn đề của thân chủ, thông qua một số những phương pháp và kỹ thuật khác nhau; và chúng được thực hiện bởi những người gọi là “nhà trị liệu” (những chuyên viên được đào tạo về tâm lý trị liệu).

(Bs Nguyễn Minh Tiến)

PHÂN TÂM HỌC là gì?

Sigmund Freud

 

Sự khủng hoảng của tâm lý học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã dẫn đến sự ra đời của “Phân Tâm Học”.

Cuối thế kỉ XIX, Sigmund Freud là người đầu tiên để ý và khảo sát khía cạnh tâm linh vô thức, và ông trở nên người sáng lập môn PHÂN TÂM – nghĩa là phân tích tâm lý – môn học về Vô thức cá nhân.

“Phân Tâm Học” là một trường phái tâm lý học khách quan đi sâu vào nghiên cứu hiện tượng vô thức trong con người, coi vô thức là mặt chủ đạo của đời sống tâm lý con người.

› Vì “Vô thức” được coi là nằm ở đáy sâu tăm tối trong tâm hồn con người, nên Phân Tâm còn được gọi là Tâm lý chiều sâu.

› Đa số các nhà Tâm lý học thực nghiệm đều không công nhận nhiều điểm trong Phân Tâm học của S. Freud, vì những điểm đó không thể quan sát được và không thể thử nghiệm được bằng các trắc nghiệm.

 

“Phân Tâm Học” có ảnh hưởng rất lớn đối với một số ngành khoa học khác:

› Ngay Albert Einstein cũng không kích thích trí tưởng tượng hay thâm nhập vào đời sống của người đương thời bằng Sigmund Freud.

› Nhờ tìm tòi nghiên cứu những thứ chưa bao giờ ai hiểu biết về trí não con người mà Sigmund Freud đã đưa ra được những ý tưởng và những từ ngữ mà ngày nay đã chan hòa vào cuộc sống thường nhật của chúng ta.

› Thực vậy, tất cả mọi lĩnh vực tri thức của con người như văn chương, nghệ thuật, tôn giáo, nhân chủng học, giáo dục, luật pháp, xã hội học, luật học, sử học và những môn học về xã hội hay cá nhân khác đều chịu ảnh hưởng của học thuyết Sigmund Freud.

› Ảnh hưởng của học thuyết Freud đối với văn học và nghệ thuật, hội họa, điêu khắc và thế giới nghệ thuật nói chung cũng sâu xa không kém.

› Trong tiểu thuyết, thơ, kịch và các hình thức văn chương khác, những ý tưởng chính của Freud đã được phát triển trong ít năm gần đây.

> Bernard Dana Evans Voto đã miêu tả quan niệm là “chưa có một nhà khoa học nào khác có một ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi đến văn học như Freud”.

 

(Còn tiếp: THẾ NÀO LÀ THAM VẤN TÂM TÍNH DỤC?)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *