Stress ở sinh viên với 5 vấn đề thường gặp

Stress ở sinh viên

Stress ở sinh viên thường gặp

Stress là một phần bình thường của cuộc sống khi các bạn sinh viên bước chân vào môi trường đại học. Đây là lần đầu tiên các bạn sinh viên vừa phải xa nhà mà vừa giữ trách nhiệm học tập tốt. Một chút căng thẳng thực sự là tốt, vì nó thúc đẩy những bạn sinh viên vượt qua thử thách. Tuy nhiên, quá nhiều căng thẳng có thể tác động tiêu cực đến tinh thần và thể chất dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau. 

Để hiểu rõ hơn về căng thẳng của sinh viên, sau đây là những nguyên nhân dẫn đến stress ở lứa tuổi này.

Căng thẳng về tài chính

Mọi sinh viên đều có mối quan tâm về tài chính. Với số tiền được cha mẹ chu cấp cho hàng tháng, các bạn sinh viên lo lắng làm như nào để có thể sử dụng sao cho hợp lý khi vừa phải chi trả cho các nhu yếu phẩm vừa đủ để trang trải các chi phí khác. 

Hầu hết sinh viên không muốn làm gánh nặng cho cha mẹ về vấn đề tài chính, nhưng họ biết họ cần sự giúp đỡ. Vì vậy nhiều bạn chọn làm việc bán thời gian khi còn học đại học để giúp họ trang trải các chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, điều này sẽ lấy đi thời gian cần thiết để học tập. Việc này sẽ làm cho các bạn sinh viên trở nên căng thẳng khi đang ở môi trường đại học.

Căng thẳng về tài chính
Căng thẳng về tài chính

Căng thẳng trong tìm kiếm công việc phù hợp

Sinh viên phải xem xét các công việc phù hợp để giúp họ khi tốt nghiệp. Nhưng việc tìm kiếm một công việc phù hợp chưa bao giờ là dễ dàng. Việc đi làm một công việc trái với ngành học trở thành một vấn đề quá đỗi bình thường. Sẽ càng căng thẳng hơn khi sinh viên nhận ra rằng họ phải có những phẩm chất nổi bật hay những điểm khác biệt so với tất cả các ứng viên khác để có thể có được công việc như ý muốn.

Với rất nhiều sinh viên sắp tốt nghiệp đấu tranh cho cùng một vị trí công việc, sinh viên bắt đầu cảm thấy như thể họ muốn từ bỏ để tránh bị từ chối. Sinh viên sẽ dần cảm thấy thành công trong học tập sẽ trở thành một cách để vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, họ tự thúc đẩy mình trong học tập để đạt được những điểm số và danh hiệu cao nhất. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng học tập.

Căng thẳng trong học tập

Hầu hết thầy cô đều yêu cầu sinh viên hoàn thành các bài tập về nhà trước những deadline, các bài đọc và chuẩn bị cho các kỳ thi. Không chỉ vậy, một số yêu cầu khiến sinh viên phải tham gia các hoạt động ngoài lớp vì điểm rèn luyện. Kết hợp tất cả các hoạt động đó và nhân chúng với bốn, năm hoặc sáu lớp học khác, sau đó bạn có thể nhận ra nó có thể căng thẳng như thế nào đối với sinh viên đại học.

Tuy nhiên, không phải tất cả căng thẳng học tập đều đến từ trường lớp. Một số nguyên nhân đến từ việc quản lý thời gian kém, và một số đến từ chính cha mẹ của họ.

Căng thẳng trong học tập
Căng thẳng trong học tập

Căng thẳng từ gia đình

Các bậc cha mẹ tốt thường gây căng thẳng không cần thiết cho học sinh. Họ nghĩ rằng họ đang giúp con của mình bằng cách đặt kỳ vọng cao. Nhưng nhiều khi, nó cũng tạo ra căng thẳng cao hơn. Nhiều sinh viên theo học đại học muốn làm hài lòng cha mẹ, ngay cả khi cha mẹ trấn an họ rằng họ hài lòng bất kể kết quả có như thế nào.

Sinh viên đại học đang cố gắng tìm kiếm sự độc lập của họ trong khi cân bằng điều đó với sự phụ thuộc vào gia đình của họ. Họ biết rằng họ không thể tự do trong khi vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình và không thể đạt được mục tiêu của mình nếu không bị phụ thuộc vào gia đình. Đạt được sự cân bằng này có thể tạo ra rất nhiều căng thẳng.

Căng thẳng từ bạn bè

Căng thẳng từ bạn bè
Căng thẳng từ bạn bè

Áp lực bạn bè là một trong những yếu tố gây căng thẳng. Học sinh có thể phải đối mặt với áp lực của bạn bè nhiều lần trong suốt bất kỳ ngày nào ở trường đại học. Khi mà một số bạn thì đạt được những thành tích rất tốt trong học tập hay có những kỹ năng tuyệt vời, khi một số khác lại có thể kiếm được rất nhiều tiền cũng như đạt được những thứ khác khi vẫn còn đang ở trên ghế nhà trường.

Các yếu tố gây căng thẳng khác bao gồm nhớ nhà, học tập hoặc cạnh tranh cá nhân, áp lực cá nhân để làm tốt, lo lắng xã hội và khối lượng công việc nặng nề.

Mặc dù đối mặt với nhiều lý do dẫn đến căng thẳng khác nhau, các bạn hãy luôn nhớ rằng tất cả những yếu tố gây căng thẳng này có thể được điều trị và khắc phục. 

Hãy thực hiện bài kiểm tra về mức độ căng thẳng trong đường link dưới đây, nhận được tư vấn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ và để cho NewMe có cơ hội được giúp đỡ bạn trong việc quản lý và khắc phục tình trạng này. 

BÀI KIỂM TRA MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG (Stress)

Học Viện New Me

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *