Những lỗi tư duy thường gặp?

Chúng ta thường gặp những lỗi tư duy như thế nào ?

Những lỗi tư duy thường gặp?

Tư duy: Khái quát chung?

Khi có những sai lệch trong quá trình xử lý thông tin, chúng ta sẽ hiểu sai ý nghĩa thực của các các tình huống, sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày; đây là cơ sở phát sinh các rối nhiễu tâm lý. Vì vậy, việc nhận biết được những lỗi tư duy chúng ta hay gặp phải để tránh nó là rất cần thiết.

Những rối nhiễu tâm lý thường xảy ra khi chúng ta nhìn nhận tiêu cực về thế giới, về cuộc sống nói chung. Khi có những sai lệch trong quá trình xử lý thông tin, chúng ta sẽ hiểu sai ý nghĩa thực của các các tình huống, sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày; đây là cơ sở phát sinh các rối nhiễu tâm lý. Vì vậy, việc nhận biết được những lỗi tư duy chúng ta hay gặp phải để tránh nó là rất cần thiết.

Logic học với tư cách là khoa học về tư duy coi nhiệm vụ nghiên cứu chính là làm sáng tỏ những điều kiện đạt tới tri thức chân thực, phân tích kết cấu của quá trình tư duy, vạch ra thao tác lôgic của tư duy và phương pháp luận nhận thức chuẩn xác.

Logic học tiến hành xem xét, đánh giá kinh nghiệm suy nghĩ thông thường , phát hiện những bản chất sâu sắc hơn và chỉ đạo, hướng dẫn cho việc tư duy đúng đắn hơn. Dù biết hay không biết về lôgic học thì việc suy nghĩ của con người cũng đều phụ thuộc vào các quy luật lôgic và các hình thức tư duy.

Và như vậy, lôgic học chiếu rọi vào kinh nghiệm tư duy của mỗi người giúp cho con người tư duy chủ động và tự giác hơn, thể hiện tính chính xác, tính đúng đắn, nâng cao hiệu quả và tính thuyết phục của các tư tưởng. Quan trọng hơn, việc nghiên cứu lôgic học giúp chúng ta phát hiện ra những sai lầm logic của chúng ta và những người khác, cũng như để tránh khỏi sai lầm lôgic do vô tình hay hữu ý phạm phải.

Hình thức cơ bản của tư duy trong quá trình nhận thức là suy luận. Nó xuất phát từ những phán đoán đã biết để rút ra những phán đoán mới. Cá nhân tôi qua quan sát tư tưởng của nhiều người thông qua các tài liệu, sách báo, hay sinh hoạt đời sống, công tác . đã gặp và ghi nhận được rất nhiều loại lỗi suy luận.

Bên cạnh những lỗi về tính chân thực gắn với quan sát thực tế, kiến thức của nhiều ngành, lĩnh vực tri thức khác nhau, còn có một số lượng đáng kể các lỗi liên quan cả đến những thao tác suy luận. Những lỗi này sẽ gây ra những kết luận sai ở bất kỳ ai.

Lỗi suy luận thậm chí có thể ở cả trường hợp kết quả cuối cùng là đúng. Trong phạm vi bài viết này, tôi phân loại lỗi suy luận căn cứ vào sự vi phạm các nguyên lý và quy luật logic, gồm: 8 loại lỗi vi phạm quy luật lôgíc hình thức và 6 lỗi vi phạm quy luật lôgíc biện chứng. Việc phát hiện, mô tả rõ những lỗi thường gặp này sẽ giúp chúng ta sửa chữa cách suy nghĩ hàng ngày, nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình.

Logic học là ngành khoa học nghiên cứu về tư duy với tư cách là một quá trình nhận thức. Đây chính là sự tự ý thức về hoạt động tư duy. Tư duy với tư cách là một sự vật, hiện tượng đặc thù cũng có quá trình vận động và phát triển của mình. Trong quá trình ấy, bản thân tư duy cũng là sự thống nhất của hai trạng thái động và tĩnh. Việc nghiên cứu tư duy cũng phải được xem xét với cả trạng thái tĩnh và trạng thái động của nó.

Trạng thái tĩnh là đối tượng nghiên cứu của lôgic hình thức, còn trạng thái động là đối tượng nghiên cứu của lôgíc biện chứng. Ví dụ, các loại hình tư duy cổ đại, cổ điển – như những sự vật đồng nhất trừu tượng là đối tượng của lôgic hình thức, ngược lại sự vận động của tư duy từ loại hình cổ đại lên loại hình cổ điển là đối tượng của lôgic học biện chứng.

Cũng tương tự như vậy, các hình thức của tư duy như khái niệm, phán đoán, suy lý . cũng nằm trong sự thống nhất của trạng thái động và trạng thái tĩnh. Với mỗi hình thức này, lôgic hình thức và logic biện chứng cũng có những nhiệm vụ khác nhau.

6 lỗi chính trong quá trình nhận thức – xử lý thông tin (theo Beck):

6 lỗi chính trong quá trình nhận thức – xử lý thông tin
6 lỗi chính trong quá trình nhận thức – xử lý thông tin

1. Suy luận tùy tiện:

Rút ra những kết luận khi không có bằng chứng đầy đủ hoặc khi những bằng chứng còn mâu thuẫn nhau. Ví dụ như có trẻ tin rằng mình bị mẹ mằng vì bị mẹ “ghét bỏ”; hay “Tôi không nhận được điện thoại từ nơi tôi đang xin việc làm là vì họ đã quyết định không nhận tôi làm việc”.

2. Khái quát hóa thái quá:

Rút ra kết luận chung dựa vào một bằng chứng ngẫu nhiên duy nhất. Ví dụ tin rằng mình sẽ không bao giờ thành công sau thất bại đầu tiên. “Tôi bị một điểm 2 tôi cảm thấy cả lớp như đang coi thường tôi, tôi không muốn đến lớp nữa”. Suy nghĩ này thường gặp trong trầm cảm.

3. Chú ý vào chi tiết:

Tập trung thái quá vào một chi tiết và bỏ qua bối cảnh chung của vấn đề. Ví dụ, chào một người bạn nhưng người đó không đáp lại và nghĩ rằng người bạn kia ghét bỏ mình. Thực ra người đó đang mải suy nghĩ không nghe thấy tiếng chào.

4. Tự vận vào mình:

Tự vận vào mình một sự kiện không hề có liên quan. Ví dụ, bước vào một đám đông bắt gặp họ đang cười, liền nghĩ và tin chắc rằng họ đang cười nhạo mình.

5. Suy nghĩ tuyệt đối hoá:

Nghĩ về các thái cực thái quá theo kiểu hoặc là tất cả hoặc không có gì hoặc chỉ toàn màu đen hoặc chỉ toàn màu hồng. Sai lầm nay còn được gọi là kiểu Tư duy lưỡng phân. Tư duy này hay gặp trong rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Ví dụ tin rằng mình là kẻ bần cùng sau khi mất chiếc ví.

6. Quan trọng hoá hoặc coi thường:

Xuất hiện ở những người nhìn sự việc hoặc là quá coi trọng hoặc quá coi thường. Ví dụ tin rằng mình là kẻ dốt văn sau khi được trả một bài kiểm tra văn với nhiều lỗi chính tả.

8 lỗi logic hình thức

Lỗi “Mãi mãi không thay đổi”. Ta suy nghĩ về sự vật hay hiện tượng mãi giống như nó đang ở điều kiện hiện tại hoặc là mãi có một tính chất, thuộc tính cố định nào đó.

Lỗi “Nhìn nhận một quá trình lâu dài như một sự kiện nhất định”. Ta suy nghĩ về các đối tượng dựa trên một vài sự kiện, hiện tượng liên quan chứ không phải là trong suốt cả quá trình.

Lỗi “Giải quyết bằng cách định nghĩa lại”. Một dạng của suy nghĩ đánh tráo khái niệm nghĩa là thay đổi nội dung khái niệm trong khi giữ nguyên tên gọi.

Lỗi “Phân tích tính độc lập”. Sự việc, sự vật ta chọn được tách khỏi tồn tại, phân tách hoàn toàn một bộ phận khỏi tương tác/quan hệ với môi trường, độc lập trong khi sự thực mỗi thứ đều phụ thuộc lẫn nhau, có quan hệ với những cái khác.

Lỗi “Cô lập vấn đề”: lưu tâm tới vấn đề như một sự việc riêng rẽ, rời rạc trong ngữ cảnh rộng của nó.

Lỗi “Kết quả duy nhất”: Một kết quả chỉ tạo ra từ 1 nguyên nhân tương ứng.

Lỗi “Loại trừ phương án khả thi”: hướng đến giới hạn cách chúng ta nghĩ và lựa chọn. Thực tế cho thấy nhiều khi chúng ta lựa chọn trong hơn 2 phương án.

Lỗi “Nguyên nhân đúng đắn”: nghĩ rằng đó là lý do đầy đủ cho sự kiện Khách quan <> Chủ quan. Thoả mãn sớm: phụ thuộc vào những mong muốn, mục tiêu, thái độ, tình cảm, chưa đủ những cứ liệu thực tiễn vững chắc.

Đa số các lỗi đều bắt nguồn từ thiếu sót là coi mọi khái niệm, đối tượng, người, sự vật… là không biến đổi, không có liên hệ gì với nhau.

Giải thích cụ thể lỗi logic

Giải thích cụ thể lỗi logic
Giải thích cụ thể lỗi logic

Lỗi 1: “Mãi mãi là không thay đổi “

Khó có thể hạn chế hay khẳng định những ngữ cảnh khác nhau áp dụng chỉ một cách duy nhất. Lôgíc hình thức trong sâu xa không xem xét đến yếu tố thay đổi theo thời gian. Chúng ta phải tự xoay xở đối xử với sự thay đổi liên tục của thế giới và cả chính những kết quả, cách thức tư duy của chúng ta. Và đó làm nảy sinh lỗi suy nghĩ ta thường xuyên rơi vào.

Ví dụ, “Đó là đế quốc thực dân mãi mãi là sen đầm trong khu vực và trên thế giới !” (như trước kia và lúc này). Chính sách của mỗi nước sẽ thay đổi trong quá khứ, ở thời điểm xem xét và trong tương lai. Vậy nhận định như thế là không phù hợp.

Lỗi này còn xuất hiện trong nhiều tình huống khác nhau, (đặc biệt là với những sự vật, hiện tượng vận động đa dạng) dẫn đến những kết luận nhanh chóng có thể là những sai lầm.

“Mãi mãi không thay đổi” là một lỗi mang đầy tính chất bảo thủ, tự coi mình là tiên tri trong mọi việc suy xét thực tế.

Lỗi 2: Nhìn nhận một quá trình lâu dài như một sự kiện nhất định.

Quá trình được xem như chuỗi các sự kiện diễn ra liên tiếp, mỗi sự kiện lại được xem xét như một thay đổi. Chúng ta nghĩ về một sự kiện như là một quá trình ngắn hay một thời điểm. Bởi vậy trong ngôn ngữ chúng ta cũng thường dùng danh từ để chỉ sự kiện bắt nguồn từ một động từ. Lỗi này xuất hiện từ việc chúng ta dừng thời gian và coi tư duy với các sự vật, hiện tượng, quá trình là đồng nhất. Vấn đề là chúng ta cần định nghĩa kỹ những ranh giới xác định cho một sự kiện vẫn là nó.

Ví dụ: chỉ diễn ra 1 sự kiện là một cuộc hội thảo bàn về phòng chống tội phạm tạo cho nhiều người cảm nghĩ chúng ta có một quá trình tích cực chống tội phạm lâu dài.

Lỗi 3: Giải quyết vấn đề bằng định nghĩa lại nó.

Con người sử dụng và phụ thuộc vào những từ ngữ trừu tượng do mình sinh ra. Một từ đơn giản chưa chắc đã là dễ hiểu, nhất là nó thay đổi theo tình huống sử dụng, định nghĩa nó. Chúng ta có thể làm biến mất vấn đề, đảo ngược vấn đề khi phân loại lại nó vào trong một phạm trù khác, lĩnh vực kiến thức, môi trường văn hoá khác. Lôgíc hình thức hàm ý là không được thay đổi các khái niệm theo định nghĩa lại, phân loại lại chúng khi đang tiến hành quá trình tư duy. Điều này không tất yếu làm thay đổi điều kiện. Hiểu sai những thuộc tính cơ bản của khái niệm hay mức độ hiểu biết thiếu sâu sắc khái niệm cũng thường dẫn đến thay đổi khái niệm và là nguyên nhân nảy sinh lỗi loại 3 này.

Ví dụ, suy luận “Vật chất luôn vận động. Cái ghế này là vật chất sao chẳng thấy di chuyển gì ?”. Khái niệm Vật chất, vận động trong triết học đã bị đánh tráo thành khái niệm vật chất, vận động của đời thường. Khi thay đổi khái niệm như vậy, chúng ta đã vượt khỏi ranh giới vận dụng đúng đắn nguyên lý của Logíc hình thức.

Lỗi 4. Tự mình độc lập.

Lỗi này do người nghĩ coi mình riêng biệt, phân biệt rõ ràng với những người khác, quên đi những mối quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau. Lôgíc hình thức đã coi rằng chính ta là ta chứ không phải là một ai khác. Quy luật cơ bản xác định hoạt động của một người hay một tổ chức không xem xét đến những ảnh hưởng sâu xa đến những người khác, tổ chức khác.

Trong nhiều mối quan hệ, nhiều lúc một cá nhân hay tổ chức hoạt động mà không quan tâm đến ảnh hưởng của nó đối với những đối tác khác. Như việc thay đổi chính sách thuế ở các nước, tăng cường mua sắm thiết bị ở một phân xưởng… Nguồn gốc lỗi là người nghĩa đã tự mình coi như độc lập, không thấy hết những mối quan hệ tinh tế lẫn nhau.

Lỗi 5. Cô lập vấn đề.

Xu hướng của lỗi là lưu tâm tới vấn đề như rời rạc, độc lập trong những hoàn cảnh rộng lớn hơn. Nó là kết quả của việc dùng sai quy luật cấm mâu thuẫn. Nếu một vấn đề là duy nhất thì không được cùng lúc nối nó với nhiều ngữ cảnh rộng rãi. Một cách đúng đắn sự phân tích đúng đắn là khảo sát tương tác hệ thống đang hoạt động với những hệ thống lớn hơn mà nó chỉ là một thành phần.

Chúng ta cũng thường xuyên tách riêng một vấn đề nào đó và coi những vấn đề khác là không có liên quan. Đó cũng yêu cầu tâm trí của người do hạn chế của trí não. Lỗi này có thể ẩn dụ như “lỗi đường hầm”. Vấn đề B là lý lẽ chính để hướng đến mục đích A mong ước. B dẫn dắt tới C. C thì dẫn dắt tới D. Và như vậy ta dễ coi rằng D chính cách chủ yếu để đạt được C, B và tức là A mong muốn. Thực ra nếu chúng ta hướng tâm trí và vị trí bên ngoài thế giới của A, B, C, D có thể để lộ ra những mối quan hệ khác quan trong không kém, không thuộc đường dẫn A-B-C-D mà chúng ta đã chọn lựa ra.

Lỗi 6. Lỗi kết quả duy nhất.

Lỗi này cho rằng mỗi vấn đề hay hoạt động chỉ đem lại một và chỉ một kết quả duy nhất. Bẫy này sử dụng nhầm lẫn quy luật loại trừ lẫn nhau, ước định coi một cái bất kỳ không thể vừa là thế này lại vừa là thế kia. Chúng ta phải hiểu đúng nguyên lý này là tại một thời điểm duy nhất xác định. Nó có thể không đúng nếu ta xem xét các kết quả ở những thời điểm khác nhau. Kết quả cũng có thể thay đổi khi những người quan sát có những lợi ích khác nhau khi nhìn nhận kết quả ấy.

Lỗi 7. Loại trừ phương án khả thi.

Lôgíc hình thức chỉ ra những cảnh quan dẫn dắt chúng ta đến việc công thức hoá chọn một giải pháp trong nhiều giải pháp bởi chúng phải tự loại trừ lẫn nhau, không chấp nhận giải pháp trộn lẫn.

Trong thực tế cuộc sống chính trị thế giới, chúng ta gặp không ít lỗi tương tự kiểu của tổng thống Mỹ W. Bush: thế giới chỉ có 2 lực lượng: một là đứng về chúng tôi đại diện cho tiến bộ và một là đứng về bọn ủng hộ khủng bố” (quan điểm về trật tự thế giới chia hai: -Hiện nay, mỗi một quốc gia, bất kể ở nơi đâu, cần phải đưa ra quyết định: hoặc là đứng về phía với chúng tôi, hoặc với bọn khủng bố!) Chúng ta đã mặc vào loại lỗi Loại trừ nhau nói trên.

Lỗi 8: Lý do đầy đủ.

Con người thường có thói quen tư duy miên man và dễ xa rời, lệch lạc nhiều so với thực tế.

Hoặc là thiếu những căn cứ thực tiễn được xem xét, thu thập chính xác; thiếu những lý thuyết tin cậy đến thời điểm hiện tại và xem xét những lý thuyết đó một cách khách quan, suy luận đúng đắn, có phản biện. Hoặc là kết quả suy luận không được kiểm chứng, đối chiếu lại với thực tế.

Tham gia Nhóm Hỗ trợ Kỹ năng Ứng phó Tâm lý tại đây.

Học Viện New Me

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *