MỤC LỤC
Dấu hiệu tâm lý bất ổn
Biểu hiện phản ứng lại thái quá trong những tình huống có thể xử lý linh hoạt và êm đẹp nhiều khả năng là dấu hiệu cho thấy một tâm lý bất ổn. Bạn hãy thử xem mình có nằm trong nhóm những người gặp bất ổn về tâm lý không nhé.
Những biểu hiện tâm lý bất ổn có thể xuất phát từ những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống hiện tại hay những ám ảnh trong quá khứ. Khi cảm giác mọi thứ xung quanh đều dễ khiến mình “tức điên lên” thì bạn cũng sẽ dễ bắt đầu những suy nghĩ hay hành động mất kiểm soát. Hãy nhận diện xem mình có những đặc điểm tâm lý bất ổn dưới dưới đây không nhé.
1. Bạn phản ứng lại theo cách bất ngờ
Sẽ có một số tình huống không quá căng thẳng và hầu hết mọi người đều hài lòng với cách giải quyết theo hướng dàn xếp ổn thỏa. Thế nhưng bạn lại muốn phản ứng khác đi hay làm áp lực leo thang thì đó có thể là dấu hiệu chỉ ra rằng bạn là người có tâm lý bất ổn. Điều này chứng tỏ bạn dễ bị kích động, thậm chí là với những điều rất nhỏ nhặt.
2. Bạn thay đổi tâm trạng nhanh chóng
Sự thay đổi tâm trạng vào một lúc nào đó không phải là lạ nhưng khi điều này xảy ra quá thường xuyên như “sớm nắng chiều mưa” thì có lẽ bạn đang phải vật lộn với cảm xúc của chính mình. Có thể không cần lý do nào rõ ràng nhưng bạn sẽ dễ bị kích động hay trở nên buồn phiền chỉ vì một hành động hay lời nói thoáng qua. Trạng thái tâm lý thay đổi cũng có thể là triệu chứng của bệnh rối loạn lưỡng cực mà bạn nên lưu tâm.
3. Bạn thấy khó trấn tĩnh bản thân
Nếu là người có tâm lý bất ổn, bạn sẽ thấy khó khăn khi tự tìm cách trấn tĩnh mình trong nhiều tình huống. Điều này phần lớn là do bạn thiếu đi kỹ năng giải quyết vấn đề. Thay vì tìm hướng dàn xếp, bạn lại thường có xu hướng phản ứng thái quá và làm mọi chuyện trở nên trầm trọng hơn. Nếu cách hành xử này không chỉ xuất hiện trong một vài tình huống mà diễn ra ở một mức độ thường xuyên hơn thì bạn nên tìm lời khuyên từ chuyên gia tâm lý.
THAM GIA KIỂM TRA “MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CUỘC SỐNG CỦA BẢN THÂN”
4. Bạn rất hay thay đổi
Tâm lý bất ổn cũng thể hiện rõ nét qua sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động. Bạn không muốn để ai đoán được hành động hay suy nghĩ của mình vì cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến quyết định của mình. Do suy nghĩ ảnh hưởng không nhỏ đến hành động nên bạn sẽ có những hành vi khác thường và luôn liên tục thay đổi.
5. Bạn căng thẳng trong các mối quan hệ
Nếu bạn có tâm lý bất ổn, những mối quan hệ xung quanh bạn cũng sẽ dễ bị tác động theo hướng căng thẳng lên. Ngay cả những mối quan hệ cá nhân hay quan hệ bạn bè đồng nghiệp đều rất dễ xảy ra xung đột và mâu thuẫn. Bạn cũng gặp khó khăn khi muốn xây dựng những mối quan hệ mới vì tâm lý bất ổn chưa kịp điều chỉnh của mình.
THAM GIA KIỂM TRA MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG (Stress)
6. Bạn khó xây dựng niềm tin
Nếu bạn thấy khó khăn khi tìm kiếm niềm tin với bản thân hay đặt niềm tin vào người khác thì đó cũng là dấu hiệu của tâm lý bất ổn. Khi bạn trải qua những mất mát trong quá khứ, nỗi sợ hãi bị bỏ rơi hay lòng tự trọng bị tổn thương, bạn sẽ không dễ tin tưởng vào bất kỳ điều gì. Điều này khiến bạn rất khó xây dựng niềm tin vào chính mình hay những mối quan hệ xung quanh.
7. Bạn quan tâm nhiều đến vẻ ngoài
Sự quan tâm, chăm sóc đến vẻ ngoài không có gì sai nhưng nếu bạn luôn cảm thấy bị ám ảnh về vẻ ngoài thì đó lại là điều không hay. Điều này cho thấy bạn đang trải qua sự xáo trộn tâm lý và cũng đang băn khoăn trong việc tìm kiếm định hướng cho bản thân. Bạn liên tục thay đổi trang phục hay phong cách vì dễ bị tác động bởi người khác và khó nhận ra những gì thật sự là cần thiết cho bản thân.
Những bất ổn tâm lý sẽ khiến bạn dễ mất đi những mối quan hệ xung quanh và làm xấu đi chính bản thân mình trong mắt mọi người. Về lâu dài, điều này cũng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tâm thần và thể chất của bạn. Thế nên, hãy chia sẻ sự bất ổn với người thân để tìm sự đồng cảm hay nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý để sớm vượt qua tình trạng này, bạn nhé.
Mất ngủ và 10 câu hỏi thường gặp
Bạn có bao giờ đặt câu hỏi về những ảnh hưởng của việc bạn mất[...]
Th6
Niềm đam mê thực sự
Đam mê thực sự là gì? Bạn có cảm thấy mình đang sống một cuộc[...]
Th5
Mối quan hệ rạn nứt và 8 cách hàn gắn
Mối quan hệ rạn nứt 8 cách hàn gắn 8 phương pháp hàn gắn mối[...]
Th5
Thôi miên và Đức tin: 4 điều bạn cần biết
4 điều cần biết về Thôi miên và Đức tin Thôi miên có làm[...]
Th5
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý Thôi miên có giúp[...]
Th5
3 khác biệt giữa Thôi miên và Thao túng tâm lý
3 khác biệt tiêu biểu giữa thôi miên và thao túng tâm lý Thôi miên[...]
Th5
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý Thôi miên có nguy hiểm? Thôi[...]
Th5
4 lý do chứng minh Thôi miên đáng tin cậy
Thôi miên là một trong những công cụ hỗ trợ bình thường, được sử dụng[...]
Th5