NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ THÔI MIÊN

Cảm ơn bạn, vì nhiều lý do khác nhau, đã có mặt ở đây và đang đọc những dòng này.

Cho dù có bất kỳ điều gì xảy ra, ở khía cạnh tốt đẹp của vấn đề, bạn đang chứng tỏ sự quan tâm của bạn đến khái niệm Thôi Miên; vì vậy, chúng tôi cảm ơn bạn thật nhiều và cầu chúc bạn những điều tốt đẹp nhất!

Điều này cũng thúc đẩy chúng tôi mang đến cho bạn sự thật về Thôi Miên một cách nhanh chóng và đầy đủ.

Khi người Việt bị chia đôi, bên tin tưởng Thôi miên trị bá bệnh, bên nghi ngờ là sự lừa đảo, để rồi có nhiều thái độ và hành vi thể hiện sự lên án, mỉa mai, phản đối thì thế giới đơn giản xem Thôi miên như là một trong những công cụ hỗ trợ bình thường, được sử dụng trong bối cảnh các Liệu pháp trợ giúp Tâm lý khác…

1. THÔI MIÊN LÀ GÌ?

  • Thôi Miên hay còn gọi là Thôi Miên Trị Liệu là một trong những liệu pháp thuộc y học tâm-thể (Mind-Body Medicine), tác động trực tiếp hay gián tiếp vào Tiềm thức con người, giúp cho con người đối thoại với Tiềm thức, phát huy trọn vẹn tiềm năng bên trong của Tâm trí một cách tích cực và lành mạnh.

  • Y học là hệ thống hoàn chỉnh với các lý giải về bệnh lý, chẩn đoán và điều trị.

  • Y học tâm-thể dựa trên nền tảng lý thuyết rằng các yếu tố tinh thần và cảm xúc điều chỉnh sức khoẻ thể chất thông qua một hệ thống các liên kết nơ-ron, hormon và miễn dịch phụ thuộc lẫn nhau trên cơ thể. Các kỹ thuật về hành vi, tâm lý, xã hội và tinh thần được sử dụng để nâng cao khả năng ảnh hưởng đến cơ thể của con người và do đó bảo vệ sức khoẻ, phòng bệnh hoặc chữa bệnh.

2. THÔI MIÊN CÓ ĐÁNG TIN?

  • Các bằng chứng khoa học hỗ trợ lợi ích của y học tâm-thể rất phong phú và được sử dụng trong việc điều trị các chứng bệnh khác nhau: đau mạn tính, bệnh mạch vành, đau đầu, mất ngủ và các triệu chứng mãn kinh và thậm chí hỗ trợ trong quá trình sinh nở…
  • Vì Thôi Miên Trị Liệu là một trong những liệu pháp thuộc y học tâm-thể nên nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho con người, được Hiệp Hội Tâm lý Hoa Kỳ công nhận và thành lập Cộng Đồng Thôi Miên Tâm Lý, trực thuộc Hiệp Hội (APA Div. 30: Society of Psychological Hypnosis); Hiệp Hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) thừa nhận và ra Bản Tuyên Bố về Thôi Miên để hướng dẫn các nhà chuyên môn.

Tham khảo thêm bài viết chi tiết: Thôi miên có đáng tin?

3. THÔI MIÊN CÓ NGUY HIỂM?

BẠN HOÀN TOÀN AN TOÀN TRONG KHI ĐƯỢC THÔI MIÊN VỚI MỘT CHUYÊN GIA ĐƯỢC CHỨNG NHẬN CHUYÊN NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG LÀNH MẠNH.

  • Thôi miên là một phương pháp an toàn và hiệu quả khi được thực hiện bởi các chuyên gia được đào tạo bài bản.
  • Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng và đảm bảo rằng Thôi miên được thực hiện trong những điều kiện phù hợp và an toàn.

Tham khảo bài viết chi tiết tại đây.

4. THÔI MIÊN LÀ THAO TÚNG TÂM LÝ?

  • Thôi miên không phải là một hình thức thao túng tâm lý.
  • Thôi miên là một công cụ trị liệu mạnh mẽ khi được sử dụng đúng cách và trong bối cảnh phù hợp, giúp cải thiện các vấn đề tâm lý và hành vi của người tham gia dựa trên sự tự nguyện và hợp tác.
  • Điều quan trọng là thôi miên nên được thực hiện bởi các chuyên gia được đào tạo để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Tham khảo thêm bài viết chi tiết TẠI ĐÂY

5. THÔI MIÊN CÓ TRỊ LIỆU TÂM LÝ ĐƯỢC KHÔNG?

  • Thôi miên là một phương pháp giúp hỗ trợ trị liệu tâm lý hợp pháp và hiệu quả, khi được thực hiện bởi các chuyên gia được đào tạo.
  • Nó có thể giúp điều trị một loạt các vấn đề tâm lý và hành vi, từ lo âu và trầm cảm đến các thói quen tiêu cực và quản lý đau.
  • Thôi miên nên được xem như một phần của kế hoạch điều trị tổng thể, kết hợp với các phương pháp trị liệu khác để đạt được kết quả tốt nhất.

Tham khảo bài viết chi tiết TẠI ĐÂY

6. CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA THÔI MIÊN?

  • Thôi miên không phải là một phương pháp chữa bệnh kỳ diệu và không phải ai cũng có thể dễ dàng bị thôi miên.
  • Hiệu quả của thôi miên cũng phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng và sự tin tưởng của người đối tượng đối với quá trình thôi miên.
  • Thôi miên là một trạng thái tâm lý được tạo ra thông qua một quá trình gợi ý, trong đó một người (gọi là người thôi miên hoặc nhà thôi miên) làm cho người khác (gọi là người bị thôi miên hoặc đối tượng) rơi vào trạng thái tăng cường sự chú ý và tập trung, giảm thiểu ý thức về môi trường xung quanh. Trạng thái này thường được mô tả như là một dạng ý thức thay đổi, tương tự như trạng thái giấc mơ hoặc mơ mộng.

7. THÔI MIÊN CÓ LÀM MẤT ĐỨC TIN?

  • Thôi miên không làm mất đức tin của một người. Đây là một hiểu lầm phổ biến và không có căn cứ khoa học.
  • Thôi miên không thay đổi niềm tin cá nhân hay đức tin tôn giáo của một người. Quá trình thôi miên tập trung vào thay đổi các mẫu hành vi và tư duy tiêu cực, không ảnh hưởng đến các giá trị cốt lõi hay niềm tin cá nhân.
  • Người bị thôi miên vẫn giữ được ý thức và có khả năng từ chối các gợi ý không phù hợp với giá trị hoặc niềm tin của họ. Thôi miên đòi hỏi sự tự nguyện và hợp tác của người tham gia.

Xem thêm bài viết chi tiết TẠI ĐÂY

 NGUỒN GỐC – LỊCH SỬ CỦA THÔI MIÊN 

♦ Thôi Miên đã có mặt từ rất lâu và trải qua nhiều biến cố cùng với sự thay đổi vượt bậc qua nhiều thời kỳ khác nhau.

Thông tin chi tiết về Lịch sử thăng trầm của Thôi Miên trong link bên dưới:

Mr. Ngô Quang Bình / Kinh Doanh Tự Do
Ms. Nguyễn Thị Cẩm Tú / Chủ cơ sở trị liệu Cơ Xương Khớp THIỆN NHÂN