MỤC LỤC
5 phương pháp Trị liệu tâm lý được các chuyên gia hàng đầu đánh giá cao
Các chuyên gia tâm lý học thường rút ra một hoặc nhiều phương pháp Trị liệu tâm lý. Lý thuyết về Trị liệu tâm lý giống như một lộ trình dành cho các chuyên gia tâm lý học: Lộ trình này hướng dẫn tìm hiểu bệnh nhân, các vấn đề của họ, và xây dựng các giải pháp trị liệu.
1. Trị liệu tâm lý – Liệu pháp phân tâm học và theo định hướng tâm động học (Psychoanalysis and psychodynamic therapies)
Phương pháp này tập trung vào việc thay đổi hành vi, cảm xúc và suy nghĩ mơ hồ bằng cách khám phá ý nghĩa và động lực trong vô thức hình thành nên chúng các liệu pháp định hướng phân tâm học có đặc trưng là mối quan hệ hợp tác làm việc chặt chẽ giữa nhà trị liệu và bệnh nhân.
Bệnh nhân tìm hiểu về bản thân bằng cách khám phá các tương tác của họ trong mối quan hệ trị liệu. Mặc dù liệu pháp phân tâm học được Sigmund Freud xác định kỹ lưỡng nhưng liệu pháp này đã được mở rộng và sửa đổi kể từ những công thức đầu tiên của ông.
2. Liệu pháp hành vi trong Trị liệu tâm lý (Behavior therapy)
Phương pháp này tập trung vào vai trò của học hỏi trong quá trình phát triển cả hành vi bình thường và bất thường.
Ivan Pavlov đã có những đóng góp quan trọng cho trị liệu hành vi bằng cách khám phá phương pháp điều kiện hóa cổ điển hoặc học tập liên kết. Chẳng hạn, những chú chó nổi tiếng của Pavlov bắt đầu chảy nước dãi khi nghe thấy tiếng chuông báo hiệu đến giờ ăn tối của chúng, vì chúng liên kết âm thanh với thức ăn.
“Giải mẫn cảm” là phương pháp điều kiện hóa cổ điển trong hành động: Bác sĩ trị liệu có thể giúp khách hàng điều trị chứng ám ảnh thông qua việc tiếp xúc nhiều lần với bất cứ điều gì gây ra lo lắng.
Một nhà tư tưởng quan trọng khác là E.L. Thorndike, người đã khám phá ra phương pháp điều kiện hóa từ kết quả. Kiểu học này dựa vào phần thưởng và hình phạt để định hình hành vi của mọi người.
Hình thành một số biến thể kể từ khi xuất hiện liệu pháp hành vi vào những năm 1950. Một biến thể là liệu pháp nhận thức – hành vi, tập trung vào cả suy nghĩ và hành vi.
3. Liệu pháp nhận thức (Cognitive therapy)
Liệu pháp nhận thức nhấn mạnh đến những điều mọi người nghĩ hơn là những việc họ làm.
Các nhà trị liệu nhận thức cho rằng đó là suy nghĩ rối loạn chức năng dẫn đến những cảm xúc hoặc hành vi gây rối loạn chức năng. Bằng cách thay đổi suy nghĩ, mọi người có thể thay đổi cảm nhận và những việc đã làm.
Những nhân vật chính đóng góp phát triển liệu pháp nhận thức gồm Albert Ellis và Aaron Beck.
4. Liệu pháp nhân văn (Humanistic therapy)
Phương pháp này nhấn mạnh đến năng lực đưa ra lựa chọn hợp lý và phát huy hết tiềm năng của mọi người. Quan tâm và tôn trọng người khác cũng là những chủ đề quan trọng. Các triết gia nhân văn như Jean-Paul Sartre, Martin Buber và Søren Kierkegaard đã có ảnh hưởng đến phương pháp trị liệu này.
Ba loại liệu pháp nhân văn có ảnh hưởng đặc biệt. Liệu pháp thân chủ trọng tâm bác bỏ ý tưởng của các nhà trị liệu với tư cách là chuyên gia phụ trách trải nghiệm nội tâm của khách hàng. Thay vào đó, các nhà trị liệu giúp khách hàng thay đổi bằng cách nhấn mạnh đến sự quan tâm, chăm sóc của họ.
Liệu pháp Gestalt nhấn mạnh đến cái gọi là “tính toàn thể của tổ chức cơ thể”, tầm quan trọng của việc nhận thức được địa điểm và thời điểm hiện tại và chịu trách nhiệm với bản thân.
Liệu pháp hiện sinh tập trung vào ý chí tự do, quyền tự quyết và tìm kiếm ý nghĩa.
5. Liệu pháp tích hợp hoặc tổng thể toàn diện (Integrative or holistic therapy)
Nhiều nhà trị liệu không buộc mình vào bất kỳ một phương pháp nào. Thay vào đó, họ sẽ pha trộn các yếu tố từ các phương pháp khác nhau và điều chỉnh phương pháp áp dụng trong việc tư vấn và điều trị tâm lý theo nhu cầu của từng khách hàng.
Mất ngủ và 10 câu hỏi thường gặp
Bạn có bao giờ đặt câu hỏi về những ảnh hưởng của việc bạn mất[...]
Th6
Niềm đam mê thực sự
Đam mê thực sự là gì? Bạn có cảm thấy mình đang sống một cuộc[...]
Th5
Mối quan hệ rạn nứt và 8 cách hàn gắn
Mối quan hệ rạn nứt 8 cách hàn gắn 8 phương pháp hàn gắn mối[...]
Th5
Thôi miên và Đức tin: 4 điều bạn cần biết
4 điều cần biết về Thôi miên và Đức tin Thôi miên có làm[...]
Th5
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý Thôi miên có giúp[...]
Th5
3 khác biệt giữa Thôi miên và Thao túng tâm lý
3 khác biệt tiêu biểu giữa thôi miên và thao túng tâm lý Thôi miên[...]
Th5
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý Thôi miên có nguy hiểm? Thôi[...]
Th5
4 lý do chứng minh Thôi miên đáng tin cậy
Thôi miên là một trong những công cụ hỗ trợ bình thường, được sử dụng[...]
Th5