Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh 2024

Nghệ thuật đàm phán

Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh 2024

Nghệ thuật đàm phán được coi là một “vũ khí vô hình” giữa bên trong kinh doanh. Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh nó không chỉ đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn khẳng định được vị thế của mình trước những đối thủ cạnh tranh khác. Vậy theo các bạn nghệ thuận đàm phán trong kinh doanh là gì? Cùng đọc qua bài viết của Học Viện New Me giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm trên nhé !

Khái niệm về nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh

Trong các hoạt động của kinh doanh, thì mỗi bên thường có những suy nghĩ về quyền lợi, chính kiến nó khác nhau và điều đáng lo ngại nhất trong một buổi đàm phán là không cùng tiếng nói, luật pháp hay là tư duy. Hầu hết những quan điểm trái ngược này sẽ dẫn đến xung đột.

Muốn kiềm hàm được các xung đột thì mỗi bên cần bàn bạc trao đổi các ý kiến và quan điểm với nhau. Quá trình trao đổi trong quan hệ mua bán được gọi là đàm phán trong kinh doanh.

Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về kỹ năng đàm phán kinh doanh là gì?

Bạn có thể định nghĩa một cách đơn giản: “ Đàm phán kinh doanh chính là quá trình diễn ra của sự bàn bạc và thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để đi đến sự thống nhất hoặc giải quyết những vấn đề về lợi ích cũng như quyền lợi có liên quan đến các bên kinh doanh”

Nội dung của buổi đàm phán kinh doanh thường xoay quanh các vấn đề sau:

  • Tên và những dòng sản phẩm giao dịch, mua bán giữa các bên kinh doanh
  • Chất lượng sản phẩm
  • Thời gian và địa điểm giao hàng
  • Thời gian và hình thức thanh toán
  • Chính sách về khiếu nại
  • Những điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại
  • Điều khoản trong các trường hợp bất khả kháng

Các giai đoạn của nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh

Các giai đoạn của nghệ thuật đàm phán
Các giai đoạn của nghệ thuật đàm phán

Một buổi đàm phán trong kinh doanh thường trải qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn mở đầu trong buổi đàm phán
  • Truyền đạt thông tin
  • Giai đoạn lập luận
  • Vô hiệu hóa đi lập luận của đối phương
  • Đưa ra quyết định

Vai trò đàm phán trong kinh doanh

Nghệ thuật đàm phán đảm nhiệm một vai trò cực kì quan trọng trong kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể đạt được và thỏa mãn được nhu cầu của mình thông qua cá buổi đàm phán, thương lượng.

Quá trình này giúp bạn hạn chế đi những tác động và hậu quả của các bên liên quan tham gia hoạt động kinh doanh. Nhờ nghệ thuật đàm phán mà các bên liên quan có thể xóa bỏ đi sự khác biệt cũng như là bất đồng quan điểm giữa các bên nhằm đi đến một sự thống nhất và đạt được tiếng nói chung trong kinh doanh

Những lỗi thường mắc phải trong buổi đàm phán

  • Không nắm bắt được ai là người có quyền quyết định
  • Không hiểu rõ được điểm mạnh của mình và sử dụng nó một cách nó ra sao
  • Không rõ ràng mục đích khi đàm phán
  • Không kiểm soát được thời gian và trình tự của các vấn đề
  • Không được để đối tác đưa ra đề nghị trước
  • Không biết điểm dừng đàm phán đúng lúc

Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh

Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh
Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh

Nghệ thuật đàm phán là một loại hình cực kì phức tạp và tốn rất nhiều tâm huyết của các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp.

Nghệ thuật này được kết hợp lẫn yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan như: Tâm lý, cảm xúc bản thân, kỹ năng giao tiếp, ững biến tình huồng, nhạy bén, linh hoạt, kinh nghiệm trên thương trường. Cơn bản trong buổi đàm phán, khi thuyết phục khách hàng gồm các chiến lược sau:

Biết người biết ta – trăm trận trăm thắng

Đầy được coi là một trong những kỹ năng đàm phán cực kì hiệu quả, chính là nắm bắt được tâm lý và mục tiêu của đối phương. Sự nhạy bén sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo có thể nắm bắt được điểm mạnh điểm yếu của đối phương, từ đó ta phân tích và đưa ra phương pháp mà đối phương mong muốn.

Trong một cuộc đàm phán, đối phương đôi khi họ có thể và không thể nhượng bộ một số điều khoản. Nếu nắm bắt được suy nghĩ của đối phương, thì nhà kinh doanh có thể đưa ra các chiến lược và phương pháp tác chiến phù hợp nhằm giành được thế chủ động trong buổi đàm phán.

Nhưng để thực hiện được điều này thì các doanh nghiệp cần tìm hiểu một cách cụ thể về cách thức làm việc cũng như lĩnh vực mà đối phương đang kinh doanh. Lưu ý trong buổi đàm phán diễn ra thì các nhà đầu tư lẫn các nhà kinh doanh cần chú ý vào những vấn đề nhỏ nhất

Hãy lắng nghe quan điểm, từng cử chỉ, ngôn từ và cảm xúc của đối phương để ta thấy được sự sơ hở. Thay vì dành cả thời gian dài đề nêu lên ưu điểm của mình. Các nhà đàm phán có kinh nghiệm họ sẽ ngồi lắng nghe và cuối cùng chính là đi đến thỏa hiệp làm sao cho lợi ích của mình nằm ở mức cao nhất có thể. Và đây chính là năng lực thực sự của một người có khả năng nghệ thuật đàm phán tốt.

Hiểu được cảm xúc của bản thân

Ở bất kì lĩnh vực hay nghành nghề gì cũng vậy nếu bạn không biết kiểm soát cảm xúc của mình thì không thể thành công và mất đi cơ hội thăng tiến trong công việc. Đây được coi là yếu tố mấu chốt đóng góp vào thành công trong cách thuyết phục khách hàng và đối tác. Yếu tố này đã được rất nhiều CEO chia sẻ rộng rãi.

Trong buổi đàm phán thường là có không khi vô cùng căng thẳng, vì hai bên ai cũng đang trong tình trạng sẵn sàng, hừng hực để giành phần lợi thế về mình. Kẻ chiến thắng cuối cùng c chưa chắc là kẻ mạnh mà là người biết lắng nghe có sự kiên trì để tìm ra sơ hở của đối phương.

Mặc dù không mấy hài lòng với kết quả đàm phán hay cách đàm phán từ đối phương, bạn cũng không nên tỏ thái độ. Điều này chỉ khiến tình hình trở nên tệ hơn.

Thương trường không phải chiến trường

Thương trường không phải chiến trường
Thương trường không phải chiến trường

Hiện nay, khái niệm “ hợp tác – thân thiện – cùng phát triển” ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn. Thời đại nay các nước trên thế giới phát triển liên tục, không ngừng mở cửa kêu gọi hợp tác do đó các nhà đàm phán cũng nên hưởng ứng xu thế này.

Trong nền kinh doanh hiện đại ngày nay không còn là chiến trường mà cá lớn ăn cá bé hay là mạnh ai người đó sống, bây giờ cho dù là một doanh nghiệp mạnh đi nữa mà không có sự hợp tác dần cũng sẽ bị cô lập.

Ngày nay nghệ thuật đàm phán với khái niệm “mọi người cùng thắng” trở nên phổ biến hơn. Trong một cuộc đàm phán không nhất định phải có kẻ thắng – người thua nhưng cả hai bên đều có thể đạt được lợi ích nhất định. Do đó, không nên nhầm lẫn nghệ thuật đàm phán là một cuộc chiến mà nên coi đó là một cuộc trao đổi, chia sẻ có thiện chí.

Hãy là người “lái đó”

Các nhà đàm phán phải hiểu rõ khi đã bắt tay cùng nhau hợp tác thì cả hai bên cùng phải nổ lực đề đến mục đích đã đề ra ban đầu. Hình ảnh ẩn dụ đơn giản cho bạn thấy nêu bạn và đối phương đang trên một con thuyền, nếu bạn không biết cách điều khuyển hay kiểm soát con thuyền đi theo ý của mình thì mãi mãi bạn chỉ là người chạy theo.

Trong nghệ thuật đàm phán cũng vậy người CEO cần làm chủ được buổi đàm phán, hướng đối phương theo mong muốn cũng như mục tiêu mình đề ra. Để làm và thực hiện được điều này cần có nhà đàm phán kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực nhất định

Kết luận

Nghệ thuật đàm phán đóng vai trò như một mắt xích dẫn đến sự thành bại của rất nhiều công ty, doanh nghiệp. Để trở thành một nhà đàm phán giỏi bạn không chỉ dừng lại ở việc học cách giao tiếp, trau dồi các kỹ năng ứng biến mà còn cần có nền tảng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sâu rộng. Mong rằng với sự chỉa sẻ của New Me về các kỹ năng đàm phán trên, nhà quản lý công ty, doanh nghiệp sẽ có thêm những chiến lược kinh doanh hiệu quả, gặt hái thành công cho đơn vị mình.

 

Đăng ký tư vấn dành cho Doanh nghiệp tại đây.

Học Viện New Me

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *