Hỏi – Đáp về Đồng Tính Luyến Ái
(Phần 2)
Đây là một tài liệu ngắn gọn dưới hình thức “hỏi-đáp” ở dạng cơ bản, sơ lược về đề tài người đồng tính luyến ái, với định hướng giúp bạn trở nên ngày càng lành mạnh hơn, nếu bạn cho phép điều này xảy ra.
Nếu bạn có một cách tiếp cận hay định hướng khác thì cũng là điều bình thường. Bạn cứ coi như bản thân đang tham khảo thêm một lăng kính khác, bên cạnh lăng kính mà bạn đang có sẵn, với một tinh thần cởi mở và khách quan.
Vài từ ngữ viết tắt:
- SSA = same sex attraction: sự hấp dẫn đồng giới, đồng tính luyến ái;
gay: đồng tính nam;
lesbian: đồng tính nữ;
- GID = gender identity disorder: Rối loạn về căn tính của giới
Trong khoảng bốn mươi năm trở lại đây, việc hiểu biết và điều trị cho những người cảm thấy hấp dẫn đối với người đồng phái (SSA) là một sự cam go và phức tạp. Các chuyên gia thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau cùng các hiệp hội chuyên môn đã chấp nhận thay đổi định hướng một cách đáng kể, nhiều khi do áp lực văn hóa chứ không phải do những dữ kiện mới của khoa học.
Mặc dù trải qua nhiều thay đổi và áp lực đáng kể ấy, chúng tôi luôn ủng hộ một đường hướng tiếp cận lành mạnh dành cho những người cảm nghiệm SSA.
Mọi người thường hỏi:
(Bấm vào mũi tên ở đầu mỗi câu hỏi – để nhận được câu trả lời)
Định nghĩa truyền thống thường mô tả đồng tính luyến ái (homosexuality) hay sự hấp dẫn đồng giới (same-sex attraction – SSA) như là một sự thu hút dai dẳng và nổi trội, về mặt tình dục hay sinh lí, từ phía những người cùng giới với mình.
Chữ “dai dẳng” có ý muốn nói có lẽ đương sự ít cảm thấy thích thú hơn về tình dục đối với người khác phái.
Một định nghĩa truyền thống khác do tiến sĩ Gerard van den Aardweg: “Chúng tôi dùng chữ đồng tính ở đây để chỉ những ước muốn tình dục hướng tới những người cùng phái, đồng thời giảm đi sự thích thú tình dục đối với những người khác phái”(32).
Xu hướng đồng tính không phụ thuộc vào sự thiếu cân bằng hoóc-môn có tính di truyền hoặc do các tiến trình tiếp thu bất bình thường
Từ một quan điểm khác, tiến sĩ Elizabeth Moberly cho rằng xu hướng đồng tính “không phụ thuộc vào sự thiếu cân bằng hoóc-môn có tính di truyền hoặc do các tiến trình tiếp thu bất bình thường, nhưng do từ những khó khăn trong mối quan hệ cha mẹ-con, nhất là trong những năm tháng của thời thơ ấu”(33).
Trong khi nhìn nhận tính phức tạp của hiện tượng đồng tính luyến ái, Moberly lưu ý một nguyên lí cơ bản, đó là: người nam hay người nữ đồng tính đã phải chịu một sự thiếu thốn nào đó trong mối quan hệ với người cha hay người mẹ cùng giới với mình, và có một xung năng tương ứng nhằm cải thiện sự thiếu thốn ấy nhờ mối quan hệ đồng giới hay đồng tính. Có thể tình trạng này là hậu quả của một chấn thương nào đó thời thơ ấu, đã hủy diệt sự quyến luyến đối với người cha hay mẹ đồng giới, để lại nơi đứa bé nhu cầu quyến luyến đồng giới không được thoả nguyện. Điều này không hàm nghĩa người cha/mẹ đồng giới với em chủ tâm bỏ bê hay đối xử với em tàn tệ.
Moberly có ý muốn nói đồng tính (homosexuality) nói chung là một tình trạng tiến thoái lưỡng nan về đồng giới, nghĩa là, trước hết đó là một vấn đề về căn cước hay nhân dạng giới tính (gender-identity) hơn là vấn đề về tình dục-sinh dục (34). Vì đứa bé kìm nén hay trấn áp giới tính của mình, nên xung năng đối trọng để khôi phục lại sự quyến luyến được củng cố mạnh thêm. Hậu quả của sự rời bỏ có tính phòng vệ đó là tình trạng lưỡng nan đồng giới (35).
Quan điểm truyền thống về đồng tính tập trung vào ước muốn tình dục-sinh dục đối với một người đồng phái, trong khi định nghĩa của Moberly thì liên hệ đến sự tiến thoái lưỡng nan; hay nói khác đi, là tình trạng, trạng thái mà khi con người không biết chọn quyết định nào cho đúng, muốn tiếp tục cũng không thành mà buông bỏ cũng không thể, chỉ biết chờ đợi cơ hội khác, về căn cước giới tính (nhân dạng giới tính) của họ.
Tình trạng này tồn tại trước khi xảy ra hoặc độc lập với bất kỳ hoạt động tình dục nào. Điều quan trọng là, nhu cầu về căn cước giới tính của một người có thể (và phải) được đáp ứng cách độc lập đối với hoạt động tình dục. (36).
Moberly có ý muốn nói đồng tính (homosexuality) nói chung là một tình trạng tiến thoái lưỡng nan về đồng giới, nghĩa là, trước hết đó là một vấn đề về căn cước hay nhân dạng giới tính (gender-identity) hơn là vấn đề về tình dục-sinh dục
Mọi người cũng hỏi:
(Bấm vào mũi tên ở đầu mỗi câu hỏi – để nhận được câu trả lời)
Ngoài đau khổ tình cảm và bị xã hội hất hủi mà các người cảm thấy SSA phải chịu, những nghiên cứu khoa học mới đây còn cho thấy nhiều triệu chứng tâm bệnh đang lan rộng nơi những thiếu niên và thanh niên mang SSA, trong đó có thể kể: trầm cảm nặng (14,21,22), xao xuyến (14,20,21), lạm dụng ma túy (14,21,22,24), rối loạn trong cung cách (14), nghĩ tưởng hoặc âm mưu tự tử (14,22,23).
Mặc dù người ta tố cáo rằng nguyên nhân của những vấn đề này là thái độ của xã hội đối với những người có SSA, nhưng các cuộc nghiên cứu tại những quốc gia có tỉ lệ cao những người SSA hoặc đã được xã hội chấp nhận (Hà Lan, Tân Tây Lan) cũng cho thấy những chỉ số tương tự.
Nhiều cuộc nghiên cứu xem ra đưa đến kết luận là những người SSA đã bị lạm dụng tính dục khi còn nhỏ và đã chịu đựng những hành vi bạo lực trong gia đình hoặc hiếp dâm (27). Trong một cuộc điều tra, 39% những người nam bên Hoa Kỳ đã thuật lại rằng họ đã bị lạm dụng do người cùng phái. Những người có SSA có nguy cơ mắc phải những bệnh được truyền qua tình dục (STDs – Sexually transmitted diseases ) bởi vì có lẽ họ thực hành tính dục với nhiều đối tượng khác nhau. Ngoài ra những người có SSA ít có hy vọng sống thọ (28,29).
Người ấy có thể nhờ các chuyên gia về sức khỏe tâm thần có kinh nghiệm chữa SSA. Nên nhớ rằng những người có SSA có thể mắc những rối loại tâm lý khác nữa hoặc những dạng nghiện ngập khiến cho tiến trình hồi phục trở thành phức tạp hơn. Vì thế thường cần tới một cuộc chữa trị toàn diện. Các chương trình chữa trị thường có một nhân tố tâm linh, tương tự như sự chữa trị nghiện ngập.
Sự chữa trị có thể giúp thân chủ nhận ra các nguyên nhân của SSA, thường hàm ngụ sự đánh giá thấp kém về bản thân, xao xuyến, bực bội, buồn phiền cô đơn, và giúp họ vượt qua sự đau khổ tình cảm. Lúc ấy, việc chữa trị có thể giúp cho đương sự nỗ lực để đạt tới sự quân bình trong đời sống của mình. Một số ít người đạt được điều ước muốn lập gia đình và có con cái; còn những người khác khám phá là mình phù hợp với đời sống độc thân.
Tuy không có những bảo đảm, nhưng có những báo cáo về những việc chữa trị SSA hữu hiệu.
Thành công của nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tính chuyên môn của người chữa trị sức khỏe tâm thần, tương quan giữa người chữa trị và thân chủ, thời gian chữa trị, sự hiện hữu của những vấn đề tâm lý khác, sự lạm dụng ma túy, sự lệ thuộc tình dục.
Khó nói trước kết quả của việc chữa trị. Một cuộc nghiên cứu gần đây trên 200 người nam nữ đã nhờ đến chuyên viên để giải quyết SSA thì ghi nhận 64% người nam và 43% người nữ sau khi được chữa trị đã đồng hóa mình như là “dị tính” (heterosexual) (5,10,30) – nghĩa là có khuynh hướng trở về người bình thường.
Như vậy, xét về con số và hiệu quả thì việc chữa trị chưa đạt được mục tiêu mong muốn về mặt khoa học, tuy nhiên, trái với khẳng định của những người chống đối, các cuộc nghiên cứu không chứng mình rằng sự trị liệu tăng thêm sự bất an tâm lý. (31)
Và mọi người cũng quan tâm đến
sức khỏe tinh thần của bản thân
Tham khảo
- Byne, W., et al. Archives of General Psychiatry. 50: 229 – 239, 1993
- Crewdson, J. Chicago Tribune. June 25, 1995
- Goldberg, S. National Review. February 3: 36 – 38, 1992
- Horgan, J. Scientific American. November : 28, 1995
- Thư tịch đầy đủ trong bản văn Homosexuality and Hope.
- Bailey, J. et al.Archives of Sexual Behavior. 22, 5: 461 – 469, 1993
- Fitzgibbons, R. In Wolfe, C. Homosexuality and American Public Life, Spense. 85 – 97, 1999
- Apperson, L. et al. Journal of Abnormal Psychology. 73, 3: 201 – 206, 1968
- Bene, E. British Journal of Psychiatry. 111: 803 – 813, 1965
- Bieber, I. et al. Homosexuality: A Psychoanalytic Study of Male Homosexuals. NY: Basic Books, 1962
- Pillard, R. Psychiatric Annals.18, 1: 52 – 56, 1988
- Sipova, I. et al. Homosexuals and Social Roles, NY: Haworth. 75 – 85, 1983
- Hockenberry, S. et al. Archives of Sexual Behavior. 16, 6: 475 – 492, 1987
- Fergusson, D. et al. Archives of General Psychiatry.56, 10: 876 -888, 1999
- Fitzgibbons, R. in Truth About Homosexuality, Fr. Jhon Harvey, O.S.F.S., ed. Ignatius Press, 1996
- Snortum, J. et al. Psychological Reports. 24: 763 – 770, 1969
- Zucker, K. Et al. Gender Identity Disorder and Psychosexual Problems in Children and Adolescents.NY: Guilford, 1995
- Finkelhor, D. Child sexual abuse: New theory and research.NY: The Free Press, 1984
- Fitzgibbons, R., et al. in Lay Witness. June 2001
- Rekers, G., ed. Handbook of Child and Adolescent Sexual Disorders. Lexington Books, 1997
- Sandfort, T.G. Archives of General Psychiatry. 58, 1:85-91, 2001
- Skegg, K., et al. American Journal of Psychiatry. 160, 3:541-546, 2003
- Herrell, R., et al. Archives of General Psychiatry. 56, 10:867-874, 1999
- Garofalo, R. et al. Pediatrics. 101, 5: 895 – 903, 1998
- Sandfort, T.G. Archives of Sexual Behavior. 32, 1:15-22, 2003
- Xiridou, M. AIDS. 17,7:1029-1038, 2003
- Greenwood, G., et al. American Journal of Public Health. 92, 12:1964-9, 2002
- Hogg, R., et al. International Journal of Epidemiology. 26, 3:657-61, 1997
- Diggs, J. R. “Health Risks of Gay Sex”Corporate Research Council, 2002
- Nicolosi, J., et al. NARTH1998
- Spitzer, R. L. Archives of Sexual Behavior. 32, 5:403-417, 2003
- Van den Aardweg, On the Origins and Treatment of Homosexuality (New York: Praeger, 1986), p. 1.
- R. Moberly, Homosexuality: A New Christian Ethic (Cambridge, England: James Clark, 1983), p. 2.
- F. Harvey, O.S.F.S., The Homosexual Person (San Francisco: Ignatius Press, 1987), p.28.
- R. Moberly, Homosexuality: A New Christian Ethic, được trích lại trong Harvey, The Homosexual Person, p.28.
- Harvey, The Homosexual Person, p.28.