MỤC LỤC
Giúp chính mình trong những giai đoạn khó khăn
Làm sao có thể bình tĩnh khi bạn đang cảm thấy bế tắc và khủng hoảng?
Làm sao để can đảm khi bạn đang sợ hãi, lo lắng?
Làm sao có thể tự giúp mình khi bạn không biết nên làm gì? Và làm sao để tự giúp mình khi cảm thấy cần sự giúp đỡ?
Bạn có thực sự là những gì người khác nghĩ?
Trước khi tự giúp chính mình, hãy nhìn lại xem chúng ta cần gì và tìm hiểu xem điều gì đã khiến bạn cảm thấy cần được giúp đỡ. Thông thường, mọi thứ đều xuất phát từ cách chúng ta nhìn một vấn đề.
Có một câu nói nổi tiếng: “Chúng ta không nhìn mọi thứ như chúng vốn là. Chúng ta nhìn nhận mọi thứ như chúng ta là”, câu nói cho thấy sự hiểu biết của ta về một vấn đề đều không phải là toàn bộ sự thật của nó.
“Chúng ta không nhìn mọi thứ như chúng vốn là. Chúng ta nhìn nhận mọi thứ như chúng ta là.”
Suy nghĩ, nhận thức, hành vi và thái độ của chúng ta được hình thành bởi quá trình lớn lên, phụ thuộc vào yếu tố xã hội, văn hóa, luật pháp, bạn bè, các mối quan hệ, thiên nhiên, thậm chí cả kinh nghiệm.
Trong ngần ấy năm, tất cả những thứ này được kết nối và tạo nên thế giới nội tâm của riêng bạn. Đó cũng là “màn lọc” thể hiện cách bạn nhìn mọi thứ, và cách nhìn này sẽ khác với những gì người khác nhìn.
Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đang suy nghĩ những thứ vô nghĩa, hay không thực tế. Nếu bạn đang cảm thấy mình phải chứng minh một điều gì đó, hay buồn bã vì câu nói của người khác, chẳng hạn như “Bạn là kẻ thất bại! Bạn là kẻ mơ mộng chẳng làm được gì!” thì bạn nên biết rằng đó không phải là bạn, đó là những điều trong màng lọc của họ.
Vì thế, hãy luôn dành thời gian để nhìn lại (self-reflection) sau những trải nghiệm và hoạt động hằng ngày. Bạn có thể nhìn lại chính mình thông qua các câu hỏi như: Tôi có thực sự không đáng được yêu? Tôi thực sự hạnh phúc ở đây hay chỉ sợ một sự thay đổi?…
Xem thêm khoá học: HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CHÍNH MÌNH
Hãy nhớ về giá trị bản thân
Làm sao có thể tự giúp mình khi bạn chưa bao giờ nghĩ về điều mình thật sự muốn và thật sự quan trọng với bản thân? Chúng ta lớn lên trong lúc mù quáng chạy theo đám đông. Lúc nhỏ, bạn được dạy phải đạt được thành tích, lớn lên phải làm nhân viên gương mẫu, quay cuồng với cuộc sống và cố gắng làm hài lòng mọi người.
Điều đó không hoàn toàn sai, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó mà quên mất giá trị của bản thân thì thật đáng buồn. Đó là lý do khiến bạn cảm thấy lạc lõng, trống rỗng và không biết nên làm gì với cuộc đời mình.
Đặc biệt khi ta đang phải sống chung với mạng xã hội, chúng ta rất dễ bị lạc vào cuộc sống của người khác và xây dựng những niềm tin sai lầm về những gì chúng ta phải làm để tạo ra một cuộc sống hạnh phúc.
Hãy đặt ra những giá trị riêng cho bản thân, định nghĩa về cuộc sống như thế nào là hạnh phúc với bạn. Tạm thời quên đi thế giới, quên đi người khác và tự hỏi bản thân điều gì là quan trọng VỚI BẠN? Viết vào quyển sổ về việc bạn muốn sống như thế nào, bạn muốn làm gì, bạn yêu thích điều gì nhất,…
Bất cứ khi nào bạn bắt đầu suy nghĩ hoặc cảm thấy tồi tệ, buồn bã, tức giận, bế tắc, lạc lõng, không chắc chắn,… hãy nhắc nhở bản thân điều gì là quan trọng đối với bạn. Bởi vì nó là cuộc sống của bạn, và bạn được phép biến nó trở nên đẹp đẽ.
Xem thêm khoá học: HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CHÍNH MÌNH
Học cách đề nghị và chấp nhận sự giúp đỡ
Để tự giúp mình không nhất thiết lúc nào bạn cũng phải một mình. “Đừng dựa vào bất kì ai khác” là một câu nói thiếu thực tế và thiếu sự đồng cảm dành cho nhau. Thật vô lý, vì bạn biết đấy, chúng ta không thể sống một mình, mà luôn cần có những người xung quanh.
Vậy cớ gì lại không được dựa dẫm một chút chứ? Câu nói như thế đã khiến rất nhiều người không dám yêu cầu sự giúp đỡ từ những người xung quanh mà gây ra những hệ quả rất đáng tiếc.
Hãy nhớ rằng, học cách đề nghị và thể hiện nhu cầu cần được giúp đỡ cũng là một cách để giúp mình. Đây không phải là than thở, là năng lượng tiêu cực hay cho thấy bạn là người yếu đuối. Lắng nghe nhu cầu của bản thân là điều đáng trân trọng và cho thấy bạn đang có trách nhiệm với chính mình.
Bạn luôn có thể tự giúp đỡ chính mình dù trong hoàn cảnh nào. Tiến trình này có thể nhanh hoặc chậm, đừng nóng vội, hãy tập trung lắng nghe những phản hồi từ tâm trí, cơ thể và trái tim của bạn. Và hãy nhớ rằng: Khi bạn bắt đầu cảm thấy ổn với chính mình – mọi thứ xung quanh cũng sẽ ổn.
Xem thêm khoá học: HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CHÍNH MÌNH
Tham gia Nhóm Hỗ trợ Kỹ năng Ứng phó Tâm lý tại đây.
Mất ngủ và 10 câu hỏi thường gặp
Bạn có bao giờ đặt câu hỏi về những ảnh hưởng của việc bạn mất[...]
Th6
Niềm đam mê thực sự
Đam mê thực sự là gì? Bạn có cảm thấy mình đang sống một cuộc[...]
Th5
Mối quan hệ rạn nứt và 8 cách hàn gắn
Mối quan hệ rạn nứt 8 cách hàn gắn 8 phương pháp hàn gắn mối[...]
Th5
Thôi miên và Đức tin: 4 điều bạn cần biết
4 điều cần biết về Thôi miên và Đức tin Thôi miên có làm[...]
Th5
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý Thôi miên có giúp[...]
Th5
3 khác biệt giữa Thôi miên và Thao túng tâm lý
3 khác biệt tiêu biểu giữa thôi miên và thao túng tâm lý Thôi miên[...]
Th5
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý Thôi miên có nguy hiểm? Thôi[...]
Th5
4 lý do chứng minh Thôi miên đáng tin cậy
Thôi miên là một trong những công cụ hỗ trợ bình thường, được sử dụng[...]
Th5