MỤC LỤC
Cách kiểm soát cảm xúc khi tức giận
Tức giận có tầm ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ, công việc và tương quan giao tiếp trong cuộc sống. Vì thế, để tránh những hậu quả đáng tiếc do một phút bốc đồng gây ra, bạn nên biết cách kìm chế bản thân và không để cảm giác tiêu cực làm thay đổi huyết áp của bạn.
“Giận dữ chỉ náu mình trong lòng ngực của những kẻ ngu xuẩn” – Albert Einstein
1. Kiếm soát cảm xúc bằng cách giữ bình tĩnh
Cách kiểm soát cảm xúc khi tức giận điều đầu tiên bạn nên làm khi tức giận đó là tự nói với bản thân phải thật bình tĩnh. Cảm xúc lúc này thường đi cùng với những hành động mà có thể sau này bạn sẽ phải hối tiếc, bởi thường khi giận dữ bạn không thể suy nghĩ đúng đắn và thấu đáo được.
Bạn có thể nói hoặc làm những điều bạn cho là sai chỉ vì muốn hả cơn giận hoặc cảm giác phù hợp ngay thời điểm đó mà thôi. Vì vậy, lời khuyên lúc này là thay vì chiều theo cảm xúc, hãy hít thở sâu và dành thời gian trấn tĩnh bản thân để tránh phải hối tiếc.
2. Khiến bản thân trở nên bận rộn
Cách kiểm soát cảm xúc nên làm khi tức giận là “đánh lạc hướng” tâm trí, đưa mình ra khỏi vấn đề đang gặp phải và làm cho bản thân thật bận rộn. Khi giận dữ, bạn có xu hướng nghĩ rằng mình phải đối diện với nó ngay lập tức, đồng thời chứng minh cho thế giới biết rằng bạn không yếu đuối.
Nhưng hành động vì sự tức giận là điểm yếu lớn nhất của trong tất cả mọi điểm yếu của con người thay vì làm mọi thứ rối tung lên, bạn hãy để tâm vào những thứ hữu ích để làm tâm trí bạn bận rộn thì sẽ tốt hơn.
3. Suy nghĩ trước khi nói
Khi tức giận, bạn hay nói những điều đáng lẽ không nên nói. Bạn chỉ nói những lời làm tổn thương người khác, thậm chí không biết ý nghĩa những gì mình đang nói. Do đó, bạn sẽ tạo ra những bất đồng giữa mình và người khác, trong khi thông thường bạn sẽ không hành động như vậy.
Vì vậy, hãy cố gắng nghĩ ít nhất hai lần trước khi bạn định nói bất cứ thứ gì trong khi tức giận. Đây là lý do tại sao các chuyên gia tâm lý thường khuyên bạn nên đi bộ vào thời điểm này để tránh nói ra những điều làm tổn thương người khác.
4. Tìm cách giải quyết
Một trong những điều chúng ta không nên làm khi nóng giận là tìm mọi cách giải quyết nếu có thể. Nguyên nhân dẫn đến tức giận có thể là một vấn đề bất ngờ hoặc do dồn nén trong một khoảng thời gian dài mà chưa được giải quyết.
Một trong những điều bạn nên làm vào thời điểm như thế là tìm giải pháp cho vấn đề và tìm cách đối phó với những nguyên nhân gây ra nó hơn là đấu tranh và chửi rủa, vì thông thường những việc “nói cho bõ tức” thường không mang đến kết quả tốt đẹp.
5. Đừng chửi rủa
Đừng bao giờ chửi rủa khi tức giận. Người ta thường nói những điều rất ngớ ngẩn khi tức giận chỉ vì muốn làm tổn thương đối phương. Nhưng bạn sẽ làm gì khi làm tổn thương người khác? Chửi rủa chỉ làm cho cái tôi của bạn lớn dần, nó không mang lại lợi ích gì cho cuộc đời bạn.
Vì vậy, bất cứ khi nào bạn cảm thấy như mình đang sỉ nhục ai đó khi tức giận, thì hãy lùi lại một bước để xem xét thật thấu đáo.
6. Đừng giữ mối thù hận
Bạn có thể nổi giận với những người không tốt hoặc thô lỗ với bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ giữ lòng thù hận với họ. Giữ mối thù hận với người khác sẽ chỉ làm bạn nghĩ về những điều sai trái mà người đó đã làm, từ đó khiến tâm trạng bạn ngày càng cảm thấy tồi tệ hơn.
Thay vào đó, lòng vị tha và lãng quên lỗi lầm của người khác sẽ giúp bạn được sống một cuộc sống không có bóng dáng của cảm xúc tiêu cực.
7. Đơn giản hóa vấn đề
Một trong những cách hóa giải tình huống tức giận là sử dụng sự hài hước. Bất luận nguyên nhân của sự đau khổ là gì, hãy cố gắng trở nên hài hước. Giảm nhẹ vấn đề sẽ giúp bạn tránh được những căng thẳng không cần thiết trong cuộc sống.
Vì thế, thay vì thất vọng và đáp trả cách giận dữ, hãy đơn giản hóa vấn đề bằng cách nghĩ ra một câu đùa hoặc làm cho không khí trở nên vui vẻ hơn. Nhưng hãy cẩn thận, đừng dùng trò hài để mỉa mai, vì như thế bạn sẽ làm mất đi mục đích và làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Hãy nhớ rằng hình ảnh của sự tức giận là rất đáng sợ. Cảm xúc đó có thể là niềm kiêu hãnh của một người có cá tính mạnh mẽ nhưng những người không thể kiểm soát được sự tức giận của bản thân sẽ trở nên khó gần, thậm chí họ sẽ tự cô lập chính mình giữa cộng đồng.
Mất ngủ và 10 câu hỏi thường gặp
Bạn có bao giờ đặt câu hỏi về những ảnh hưởng của việc bạn mất[...]
Th6
Niềm đam mê thực sự
Đam mê thực sự là gì? Bạn có cảm thấy mình đang sống một cuộc[...]
Th5
Mối quan hệ rạn nứt và 8 cách hàn gắn
Mối quan hệ rạn nứt 8 cách hàn gắn 8 phương pháp hàn gắn mối[...]
Th5
Thôi miên và Đức tin: 4 điều bạn cần biết
4 điều cần biết về Thôi miên và Đức tin Thôi miên có làm[...]
Th5
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý Thôi miên có giúp[...]
Th5
3 khác biệt giữa Thôi miên và Thao túng tâm lý
3 khác biệt tiêu biểu giữa thôi miên và thao túng tâm lý Thôi miên[...]
Th5
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý Thôi miên có nguy hiểm? Thôi[...]
Th5
4 lý do chứng minh Thôi miên đáng tin cậy
Thôi miên là một trong những công cụ hỗ trợ bình thường, được sử dụng[...]
Th5