Cách chữa lành vết thương tâm lý

Cách chữa lành vết thương tâm lý

Cách chữa lành vết thương tâm lý

Cuộc sống hiện đại diễn ra quá nhanh chóng khiến con người ta không còn thời gian để dành sự quan tâm thích đáng cho sức khỏe tinh thần, đặc biệt là những nứt vỡ từ bên trong. Hãy cùng Học Viện New Me tìm hiểu những gợi ý để chữa lành tâm lý dành cho người bận rộn nhé.

Dấu hiệu nhận diện bản thân bị tổn thương tâm lý

Cuộc sống hiện đại hối hả, con người càng ngày càng lao vào công việc với những mục tiêu tài chính, với những dự án, những thành tựu vật chất mà quên chăm sóc đời sống tinh thần khiến mảnh đất tâm hồn trở nên khô héo và cằn cỗi. 

Do đó, chúng ta sẽ thấy số người mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, có vấn đề về tâm lý hiện nay (đặc biệt là sau đại dịch covid) ngày một gia tăng trên toàn cầu.

Có 2 nhóm người bị tổn thương tâm lý phổ biến là:

Nhóm dễ nhận biết:

Những người thất bại trong công việc, tình cảm. Những người gặp biến cố, cú sốc lớn trong đời sống gây ra những biến động về tâm lý một cách rõ nét dẫn đến bệnh trầm cảm, tự ti, khép mình và không muốn tiếp xúc với ai.

Nhóm khó nhận biết:

Những người bị cuốn vào guồng quay của công việc, có đời sống thiếu cân bằng, nghèo nàn về cảm xúc, luôn trong trạng thái căng thẳng, lo âu. Dù là chưa thành công hay rất thành công trong sự nghiệp nhưng mỗi ngày trôi qua, bản thân họ luôn phải đối mặt với những cảm xúc thất thường như:

– Đang vui bỗng nhiên buồn bất chợt,

– Cảm giác buồn chán không có lý do, không muốn làm gì,

– Năng lượng đột ngột tụt dốc không phanh, nhìn gì cũng thấy chán,

– Mất kiểm soát cảm xúc: la hét, giận dữ mỗi khi có một vấn đề bất như ý xảy ra,

– Dễ khóc khi nhìn thấy hình ảnh hoặc sự kiện gợi lại nỗi đau trong quá khứ…

Nguyên nhân gây ra vết thương tâm lý

Theo các chuyên gia tâm lý trên thế giới, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tổn thương tâm lý. Điển hình là một số nguyên nhân sau đây:

– Những tổn thương từ thuở nhỏ như: bị đối xử kỳ thị, bị bạo hành, bị lạm dụng tình dục, sự nghiêm khắc cực đoan từ cha mẹ, từ những câu nói mang tính “sát thương”, thiếu sự công nhận, lắng nghe, động viên hoặc cha mẹ ly hôn.

– Từ những thất bại đầu đời trong công việc, trong tình cảm đôi lứa.

– Biến cố lớn trong đời: phá sản, mất người thân…

– Sống trong sự căng thẳng, lo âu trong một thời gian dài.

– Đặt kỳ vọng quá lớn vào vấn đề nào đó nhưng kết quả không như mong đợi.

– Có một lối sống sai lầm, lao vào nghiện ngập cờ bạc, rượu chè, tình dục, sống hưởng thụ vật chất, và bỏ rơi bản thân với đời sống tâm hồn nghèo nàn.

Cách chữa lành vết thương tâm lý

Cách chữa lành vết thương tâm lý
Cách chữa lành vết thương tâm lý

Xem thêm: Thôi Miên Trị Liệu

1. Chú ý đến nỗi đau cảm xúc

Việc đầu tiên cần làm để chữa lành vết thương tâm lý đó là nhận ra vết thương. Cơ thể chúng ta tiến hoá để cảm nhận được cơn đau. Nó sẽ báo cho chúng ta biết có điều không ổn xảy ra để chúng ta có thể chữa trị kịp thời. Nếu cảm giác đau buồn, thất vọng khi bị từ chối, hay thất bại không khá hơn, điều này có nghĩa bạn đang bị thương tâm lý và bạn cần xử lý nó.

Trò chuyện với người thân cận, hay đi gặp chuyên gia tâm lý là những điều bạn có thể làm để vết thương được chăm sóc tốt hơn.

2. Chuyển hướng những phản ứng bản năng khi bạn thất bại

Bản chất của vết thương tâm lý khiến chúng dễ dàng dẫn đến những vết thương khác. Thất bại thường thôi thúc bạn nghĩ về những gì bạn không thể thay đổi. Bạn thường nghĩ đến những điều như “nếu” hay “giá như”, thay vì tập trung vào những thứ mà bạn có thể thay đổi. Điều này khiến bạn khó có thể làm việc hết sức mình, dẫn đến việc bạn càng tập trung vào những khuyết điểm của mình, dần dần rơi vào vòng tròn xoay vần. Dần dần, bạn mất tự tin vào bản thân, bạn cảm thấy mình làm gì cũng kém cỏi hơn người khác, cảm thấy mình là 1 kẻ thất bại.

Vậy, thêm một cách nữa để chữa lành vết thương tâm lý thì bạn hãy cố gắng lờ đi phản ứng bản năng như cảm thấy vô dụng, vô vọng sau thất bại. Thay vào đó lập ra một danh sách những yếu tố mà bạn có thể thay đổi nếu bạn được thử một lần nữa. Ví dụ, nghĩ về sự chuẩn bị, lên kế hoạch và bạn có thể từng bước cải thiện chúng như thế nào. Những bài tập dạng này có thể làm giảm cảm xúc tuyệt vọng và cải thiện cơ hội thành công của bạn sau này.

3. Theo dõi và bảo vệ lòng tự tôn của bạn

bảo vệ lòng tự tôn của bạn
bảo vệ lòng tự tôn của bạn

Xem thêm: Thôi Miên Trị Liệu

Khi bạn muốn hạ thấp bản thân, dành một khoảnh khắc để thương bản thân bạn hơn. Lòng tự tôn giống như một hệ miễn dịch dành cho cảm xúc, bảo vệ bạn khỏi những nỗi đau tâm lý. Vì vậy, để chữa lành vết thương tâm lý, hãy theo dõi, bảo vệ lòng tự tôn của bạn. Tránh hạ thấp bản thân là điều rất quan trọng, nhất là khi bạn đã đau đớn rồi.

Một cách để “chữa lành” lòng tự tôn bị tổn thương là luyện tập tự trắc ẩn – tự thương bản thân một chút. Khi bạn muốn chỉ trích bản thân mình, hãy làm bài tập sau: “tưởng tượng ra người bạn thân của bạn đang cảm thấy tồi tệ vì lý do tương tự, và bạn đang viết một email an ủi và trợ giúp. Bạn sẽ nói gì? Đó là những tin nhắn mà bạn nên nói với bản thân.”

4. Khiến bản thân sao lãng

Khi buồn nhiều người có xu hướng suy nghĩ lặp đi lặp lại những sự kiện đau buồn đó. Khi bạn cứ suy nghĩ mãi về những sự kiện đó mà không tìm kiếm sự thấu hiểu hay cố gắng giải quyết vấn đề, bạn chỉ đang suy nghĩ ủ ê mà thôi, rồi bạn sẽ lại càng buồn hơn. Đặc biệt là khi điều đó trở thành thói quen, có thể dẫn đến những nỗi đau tâm lý sâu hơn.

Vậy thêm một cách chữa lành vết thương tâm lý nữa là ngăn cản thói quen nghiền ngẫm không tốt này. Hãy tìm cách làm bản thân sao lãng, quên đi những nỗi đau đang chất chứa trong lòng. Những bài tập đòi hỏi sự tập trung như chơi Sudoku, tìm ô chữ, nhớ lại tên những người bạn học tiểu học với mình,… có thể là lựa chọn thích hợp để làm bạn sao lãng. Nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần hai phút sao lãng như thế này sẽ làm giảm thôi thúc sự tập trung vào những thứ tiêu cực.

5. Tìm kiếm ý nghĩa trong những mất mát

Tìm kiếm ý nghĩa trong những mất mát
Tìm kiếm ý nghĩa trong những mất mát

Xem thêm: Thôi Miên Trị Liệu

Mất mát là một phần của cuộc sống, nhưng nó có thể để lại những vết sẹo và ngăn chúng ta bước tiếp nếu chúng ta không chữa lành vết thương tâm lý mà nó để lại. Nếu một khoảng thời gian đã qua mà bạn vẫn gặp khó khăn để vượt qua sự mất mát, bạn cần có những suy nghĩ mới về nó. Đặc biệt, điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giảm đi nỗi đau và hồi phục là tìm thấy ý nghĩa trong mất mát đó và tạo ra mục tiêu từ nó.

Tìm thấy ý nghĩa trong mất mát có thể khó, nhưng hãy nghĩ về những thứ bạn có thể đạt được từ sự mất mát này. Ví dụ: “tôi mất đi bạn đời của mình, nhưng tôi ngày càng thân cận với con mình hơn”. Nghĩ về những sự biết ơn với cuộc sống mà bạn có thể có được. Hoặc bạn có thể tưởng tượng những thay đổi bạn có thể tạo ra để giúp mình có được một cuộc sống tốt hơn.

6. Đừng để cảm giác tội lỗi nấn ná quá lâu

Giải quyết cảm xúc tội lỗi cũng có thể xem là cách để chữa lành vết thương tâm lý. Cảm giác tội lỗi có thể có ích. Với lượng nhỏ, nó báo động bạn cần phải hành động để cải thiện vấn đề trong mối quan hệ của bạn với người khác. Nhưng quá nhiều cảm giác tội lỗi cũng độc hại, nó làm phí phạm cảm xúc và năng lượng của bạn, khiến bạn sao lãng và bỏ qua những thứ khác, ngăn ngừa bạn tận hưởng cuộc sống.

Một trong những cách tốt nhất để giải quyết cảm giác tội lỗi là đưa ra lời xin lỗi hữu hiệu. Đúng, bạn có thể đã cố gắng xin lỗi từ trước, nhưng lời xin lỗi thường phức tạp hơn những gì chúng ta tưởng. Nguyên liệu quan trọng nhất trong một lời xin lỗi hữu hiệu đó là một “câu nói thấu cảm”.

Nói cách khác, lời xin lỗi của bạn nên ít tập trung vào giải thích lý do tại sao bạn làm vậy mà nên tập trung nhiều vào hành vi của bạn (hay lời nói) đã ảnh hưởng đến người đó ra sao. Sẽ dễ dàng tha thứ người khác hơn nếu bạn cảm thấy họ thật sự hiểu. Bằng việc xin lỗi, người đó có thể thật sự tha thứ cho bạn và giúp cảm giác tội lỗi của bạn biến mất.

7. Tự tìm ra cách phù hợp với bạn

Nếu những cách trên không hữu hiệu với bạn thì hãy tự tìm phương pháp hữu hiệu với mình. Thông thường khi bạn bị tổn thương, bạn thường làm gì ? Có phải bạn là kiểu người lạc quan, có thể có lúc bạn buồn nhưng bạn sẽ nhanh hết buồn thôi.

Hay bạn cần thời gian dài để nỗi buồn dần phai nhạt. Hãy phân tích xem bản thân là kiểu người như thế nào, từ đó tìm ra phương pháp chữa lành vết thương tâm lý phù hợp với mình. Hãy thử nhiều phương pháp khác nhau và chọn ra phương pháp phù hợp với bạn nhất, hoặc bạn có thể kết hợp các phương pháp. Chính bạn là người hiểu bản thân mình nhất. Bạn sẽ biết được phương pháp nào phù hợp với mình.

Và một điều quan trọng nữa là, hãy tạo thói quen ghi chú về sức khỏe tâm lý thường xuyên – đặc biệt là sau một sự kiện áp lực, khó khăn hay đau đớn. Việc ghi chép đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng sức khỏe tâm lý của mình, kịp thời điều trị các vấn đề tâm lý đang mắc phải.

Thật vậy, chữa lành vết thương tâm lý có thể tốn một chút thời gian và công sức, nhưng nó thật sự làm tăng chất lượng cuộc sống của bạn, giúp cuộc sống của bạn trở nên vui vẻ hơn.

Xem thêm: Thôi Miên Trị Liệu

Tham gia Nhóm Hỗ trợ Kỹ năng Ứng phó Tâm lý tại đây.

Học Viện New Me

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *