MỤC LỤC
Vô cảm trước nỗi đau của những người xung quanh
Những người vô cảm giống như những người bịt mắt nhìn thế giới và chứa một tảng băng trong lòng. Trong khi hầu hết chúng ta thích nghi với cảm xúc của người khác, có những người không phản ứng với nỗi đau khổ của người khác và thậm chí thường không quan tâm đến bất kỳ ai khác ngoài bản thân họ.
Tất cả loài động vật sống theo nhóm đều có khả năng nhạy cảm với nỗi đau hoặc nỗi khổ của đồng loại. Sự đoàn kết là một phần trong vật chất di truyền bởi vì nó đảm bảo cho sự tồn tại của loài. Nếu vậy, tại sao một số người lại vô cảm trước nỗi đau của người khác? Làm thế nào mà họ có thể khép cảm xúc của chính mình lại với những gì đang xảy ra? Điều gì có thể xảy ra với một người và khiến họ trở nên vô cảm hay tê liệt cảm xúc?
Sự thật có những người nói đó là một tệ nạn của thời đại hiện nay. Sự không quan tâm và sự lạnh nhạt trong cảm xúc dường như chiếm ưu thế trong nhiều tình huống. Sự tò mò hoặc sự thờ ơ xã hội khiến chúng ta quay đầu và chuyển hướng sự chú ý đến chính bản thân chúng ta.
Không muốn thấy, trốn tránh trách nhiệm và ưu tiên hạnh phúc của bản thân hơn của người khác cũng là một hình thức vô cảm. Đó là một điển hình của tính ích kỷ ngầm khó nhận thấy, bởi vì bằng cách nào đó, chúng ta có xu hướng làm tê liệt cảm xúc của chính bản thân mình.
Ta thấy điều đó ở những người hàng xóm, những người luôn không quan tâm đến người già sống một mình. Ta thấy điều đó ở những đứa trẻ bị bắt nạt cùng trang lứa, ở những người liên tục hỏi bạn bè hoặc đồng nghiệp rằng biểu hiện của nỗi buồn và sự thờ ơ của ta là do đâu. Cuộc sống xô đẩy chúng ta và dường như luôn có nhiều việc quan trọng hơn phải làm …
Sự vô cảm không áp dụng cho mọi thứ, trừ khi họ có một số vấn đề về tâm thần rất nặng, một người không hoàn toàn không phản ứng với nỗi đau của người khác. Mức độ, mục đích và hoàn cảnh khác nhau. Nói cách khác, người ta có thể hoàn toàn vô cảm trước nỗi đau và đồng thời cũng rất nhạy cảm với nỗi đau của người khác.
Có nhiều câu trả lời khả thi cho những câu hỏi này. Nguyên nhân đằng sau sự vô cảm bao gồm từ sự tồn tại của các bệnh lý nghiêm trọng đến tính dễ bị tổn thương. Có rất nhiều con đường dẫn đến vô cảm và bao gồm các biểu hiện khác nhau.
Nguyên nhân và biểu hiện của tình trạng vô cảm
Nếu bạn sống trên một con đường lớn – nơi có nhiều xe cộ qua lại, rất có thể bạn đã dành nhiều thời gian với tiếng ồn ào trên đường phố và nếu bạn không quen, những tiếng ồn này có thể làm phiền bạn. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, bạn có thể dần trở nên thay đổi. Bạn chỉ ngừng chú ý đến nó và trên thực tế, bạn không còn cảm thấy bình yên khi mọi thứ im ắng. Nói một cách khác, bạn trở nên nhạy cảm với tiếng ồn.
Trong thế giới của cảm xúc, một điều tương tự cũng xảy ra. Những người đã trải qua nỗi đau tinh thần lớn thường đồng cảm và nhạy cảm hơn với nỗi đau của người khác. Nhưng nếu cơn đau này đã vượt quá giới hạn nhất định hoặc nếu nó xảy ra trong hoàn cảnh bị tổn thương tột độ, thì tác dụng ngược lại xảy ra: họ trở nên vô cảm trước nối đau và nỗi khổ của những người xung quanh họ.
Tham khảo khóa học: Quản trị cảm xúc
Tham khảo khóa học: Quản trị cảm xúc
Điều khiến người ta bối rối nhất là hiện tượng ngược lại cũng xảy ra. Điều này có nghĩa là anh ấy/cô ấy chưa từng trải qua đau khổ hoặc đã trải qua nhưng ở một mức độ nhẹ hơn, cũng có thể trở nên vô cảm. Họ không gán ý nghĩa hoặc giá trị tình cảm cho nỗi đau của người khác. Khả năng đồng cảm của họ không được phát triển khiến người ta không thể thể hiện sự đồng cảm với nỗi đau khổ hay niềm vui của người khác… bởi vì sự nhạy cảm không chỉ có những cảm xúc tiêu cực.
Vô cảm trước nỗi đau của người khác thể hiện theo những cách khác nhau. Nó không chỉ liên quan đến việc thờ ơ với một nhu cầu hoặc yêu cầu giúp đỡ đền từ một người nào đó. Chúng cũng bao gồm bất kỳ hành vi nào mà thông qua đó con người được tiếp cận như một sinh vật, công cụ hoặc phương tiện.
Khi chúng ta nhạy cảm và vô cảm cùng một lúc
Sự vô cảm cũng đôi lúc xuất hiện ở những người mà bình thường họ rất nhạy cảm và có nhiều sự đồng cảm. Nhiều yếu tố kết hợp lại khiến cho điều này xảy ra. Nếu một người đang trải qua giai đoạn đau khổ tột cùng, có lẽ họ sẽ không còn đủ năng lượng cảm xúc để cảm thông với người khác và nỗi khổ của họ.
Có những người sợ đau khổ và những người mà trong vô thức họ đã hình thành nên các chiến lược hoặc cơ chế để trở nên vô cảm. Điều này xảy ra trong trường hợp khi một người rơi vào tình trạng nghiện ngập. Việc sử dụng các loại thuốc hay chất kích thích thần kinh loại bỏ hàng rào giữa sự vô cảm trước nỗi đau của người khác.
Xây dựng và nuôi dưỡng một nhân vật hay hình tượng quá cứng nhắc cũng là một trong những lý do làm giảm đi sự đồng cảm. Trên thực tế, đây là một cách kiểm soát cảm xúc, một cách nghiêm khắc, để tất cả năng lượng được sử dụng để kìm hãm chúng.
Erich Fromm chỉ ra rằng tình yêu thương và sự đoàn kết, nếu thật lòng, cũng có tính phổ biến. Ông ấy nói rằng nếu bạn yêu một con người, bạn cũng yêu nhân loại. Bằng cách so sánh điều này, người ta có thể nói rằng một người vô cảm trước nỗi đau của một người mà không đồng thời nhạy cảm với nỗi đau của tất cả những người khác. Thực tế này thường diễn ra ở các mức độ khác nhau.
Do đó, người phải nhận lấy sự vô cảm có thể bị ảnh hưởng, nhưng người chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng là người không có hoặc không biểu lộ sự nhạy cảm. Bản năng đoàn kết không phải là một ý thích tự nhiên. Trong tài nguyên di truyền của chúng ta, có những thông tin đã ổn định như một sự đảm bảo cho sự sống còn của chúng ta. Giúp đỡ và được giúp đỡ là một trong những điều mà cuộc sống có – và do đó, bản thân chúng ta cũng có – để duy trì chính cuộc sống của chúng ta.
Mất ngủ và 10 câu hỏi thường gặp
Bạn có bao giờ đặt câu hỏi về những ảnh hưởng của việc bạn mất[...]
Th6
Niềm đam mê thực sự
Đam mê thực sự là gì? Bạn có cảm thấy mình đang sống một cuộc[...]
Th5
Mối quan hệ rạn nứt và 8 cách hàn gắn
Mối quan hệ rạn nứt 8 cách hàn gắn 8 phương pháp hàn gắn mối[...]
Th5
Thôi miên và Đức tin: 4 điều bạn cần biết
4 điều cần biết về Thôi miên và Đức tin Thôi miên có làm[...]
Th5
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý Thôi miên có giúp[...]
Th5
3 khác biệt giữa Thôi miên và Thao túng tâm lý
3 khác biệt tiêu biểu giữa thôi miên và thao túng tâm lý Thôi miên[...]
Th5
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý Thôi miên có nguy hiểm? Thôi[...]
Th5
4 lý do chứng minh Thôi miên đáng tin cậy
Thôi miên là một trong những công cụ hỗ trợ bình thường, được sử dụng[...]
Th5