TRẦM CẢM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Con người ngày càng văn minh, thì những căn bệnh có nguồn gốc về tinh thần cũng ngày càng nhiều.

Hiện nay, mọi người cũng không còn quá xa lạ với thuật ngữ trầm cảm.

Nó đã xuất hiện rất nhiều, đặc biệt nơi cuộc sống hiện đại của con người, vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

      • TRẦM CẢM LÀ GÌ?

      • NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TÔI BỊ TRẦM CẢM?

      • DẤU HIỆU NÀO CHO THẤY TÔI BỊ TRẦM CẢM? BIỂU HIỆN CỦA NÓ NHƯ THẾ NÀO?

      • PHÂN LOẠI TRẦM CẢM

      • TÔI LÀM GÌ ĐỂ VƯỢT QUA TRẦM CẢM?

TRẦM CẢM LÀ GÌ?

“Trầm cảm” là tiếng Việt, dịch từ tiếng Anh của “depression”. Tuy nhiên, hiện đang còn rất nhiều tranh cãi xung quanh định nghĩa của từ này vì nó liên quan đến dạng thức suy nhược sâu sắc của sức khỏe tâm thần.

Thuật ngữ trầm cảm thường được dùng để chỉ bất kỳ rối loạn trầm cảm nào:

  • Rối loạn trầm cảm chủ yếu (thường được gọi là trầm cảm lớn)

  • Rối loạn trầm cảm dai dẳng (loạn khí sắc)

  • Rối loạn trầm cảm biệt định và không biệt định

nhưng hầu hết các nhà lâm sàng gọi đơn giản là Trầm cảm/Chứng trầm cảm.

Nó là một hội chứng làm tiêu hao năng lượng, giấc ngủ, sự tập trung, niềm vui, sự tự tin, trí nhớ, ham muốn tình dục, khả năng yêu thương, làm việc, vui đùa của con người.

Hội chứng này có thể có nghĩa là:

  • Một cảm giác kéo dài vài phút.

  • Một tâm trạng kéo dài vài giờ.

  • Một điều kiện lâm sàng:

    • kéo dài ít nhất hai tuần và,

    • gây ra nỗi đau tinh thần mạnh mẽ và,

    • khiến chúng ta khó thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày (chức năng sống bình thường) của mình.

TẠI SAO TÔI BỊ TRẦM CẢM? NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Nguyên nhân dẫn đến Trầm cảm xuất phát từ hàng ngàn lý do khác nhau.

Nguyên nhân chính xác gây các rối loạn trầm cảm là không rõ ràng, nhưng có sự đóng góp bởi yếu tố di truyền và môi trường.

Tính di truyền chiếm khoảng một nửa bệnh nguyên (ít hơn trong trầm cảm khởi phát muộn). Do đó, trầm cảm phổ biến hơn trong số các thân nhân bậc 1 của bệnh nhân trầm cảm, và phù hợp với các cặp song sinh cùng trứng. Cùng với đó, các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phản ứng trầm cảm đối với các sự kiện bất lợi.

Một số lý thuyết nghiên cứu khác còn cho thấy nguyên nhân từ sự thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, bao gồm sự điều hòa bất thường về dẫn truyền thần kinh hệ cholinergic, catecholaminergic (noradrenergic hoặc dopaminergic), và serotonergic (5-hydroxytryptamine). Rối loạn điều hòa nội tiết thần kinh có thể là một yếu tố, đặc biệt chú trọng đến 3 trục: vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận, vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến giáp và hóc môn tăng trưởng.

Ngoài ra, các yếu tố tâm lý xã hội dường như cũng có liên quan. Những căng thẳng lớn trong cuộc sống, đặc biệt là sự chia rẽ và mất chủ yếu, thường đi trước những giai đoạn trầm cảm lớn; tuy nhiên, các sự kiện như vậy thường không gây trầm cảm kéo dài, trầm trọng trừ những người có xu hướng rối loạn khí sắc.

Những cá nhân có một giai đoạn trầm cảm lớn có nguy cơ cao hơn của các giai đoạn tiếp theo. Những người ít hồi phục và/hoặc những người có khuynh hướng lo lắng có thể sẽ có nguy cơ phát triển chứng rối loạn trầm cảm.

Thường các cá nhân như vậy không phát triển các kỹ năng xã hội để thích nghi với áp lực cuộc sống.

Trầm cảm cũng có thể phát triển ở những người có rối loạn tâm thần khác.

Phụ nữ có nguy cơ cao hơn, nhưng không có lý thuyết giải thích tại sao. Các yếu tố có thể bao gồm:

  • Phơi nhiễm nhiều hơn hoặc đáp ứng mạnh với căng thẳng hàng ngày

  • Nồng độ monoamine oxidase cao hơn (enzym có vai trò làm giảm các chất dẫn truyền thần kinh được coi là quan trọng đối với khí sắc)

  • Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp cao hơn

  • Sự thay đổi nội tiết xảy ra với kinh nguyệt và mãn kinh

Trong trầm cảm khởi phát thời kì sinh nở, các triệu chứng phát triển trong lúc mang thai hoặc trong vòng 4 tuần sau khi sinh (trầm cảm sau sinh); những thay đổi nội tiết đã được chỉ ra là có liên quan, nhưng nguyên nhân cụ thể thì không rõ.

Trong rối loạn cảm xúc theo mùa, các triệu chứng phát triển theo mùa, điển hình là vào mùa thu hoặc mùa đông; rối loạn có xu hướng xảy ra trong khí hậu với mùa đông dài hoặc khắc nghiệt.

Triệu chứng hoặc rối loạn trầm cảm có thể đi kèm với các rối loạn cơ thể khác, bao gồm rối loạn về tuyến giáp, rối loạn về tuyến thượng thận, u não lành tính hay ác tính, đột quỵ, AIDS, bệnh Parkinson, và xơ cứng rải rác.

Một số loại thuốc, như nhóm corticosteroid một số thuốc chẹn beta, interferon, và reserpin, cũng có thể dẫn đến rối loạn trầm cảm. Lạm dụng một số loại chất giải trí (ví dụ: rượu, amphetamin) có thể dẫn đến hoặc đi kèm với trầm cảm. Tác dụng độc hoặc cai thuốc có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm tạm thời.

xem thêm: Chuyên đề Nhà Thực hành Thôi miên Trị liệu Cơ bản

DẤU HIỆU NÀO CHO THẤY TÔI BỊ TRẦM CẢM? BIỂU HIỆN CỦA NÓ NHƯ THẾ NÀO?

Xem thêm: Kiểm tra mức độ Trầm cảm tại đây

PHÂN LOẠI TRẦM CẢM

Các rối loạn trầm cảm được đặc trưng bởi các dấu hiệu: buồn trầm trọng hoặc dai dẳng đủ để ảnh hưởng vào hoạt động chức năng và thường là do giảm sự quan tâm hoặc thích thú trong các hoạt động sống thường ngày.

Trong Diagnostic and Statistical Manual of Mental DisordersSổ tay chẩn đoán và thống kê các loại rối loạn tâm thần, ấn bản thứ năm (DSM-5) của Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ, trầm cảm được phân loại bởi các triệu chứng cụ thể:

  • Rối loạn trầm cảm chủ yếu (thường được gọi là trầm cảm lớn)

  • Rối loạn trầm cảm dai dẳng (loạn khí sắc)

  • Rối loạn trầm cảm biệt định và không biệt định

Các loại khác được phân loại theo bệnh nguyên:

  • Rối loạn khó chịu tiền kinh nguyệt

  • Rối loạn trầm cảm do một tình trạng bệnh lý khác

  • Rối loạn trầm cảm do chất gây nghiện/thuốc

Dựa trên mức độ để phân loại thì có ba dạng: nhẹ – vừa – nặng

TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐỂ VƯỢT QUA TRẦM CẢM?

1/ Đầu tiên, bạn ý thức hơn một chút về điều đang diễn ra cách khác thường nơi bản thân về ba khía cạnh: thể lý, cảm xúc và hành vi.

Hoặc nếu chưa để ý đến điều này được, thì hãy hỏi hoặc nghe người khác nói về điều đang diễn ra nơi bạn.
 
2/ Kế đến, bạn thừa nhận điều đó và chấp nhận: “Tôi cần có một người khác giúp tôi vượt qua điều này!”
 
Nó cũng giống như việc bạn thừa nhận mình đang bị bệnh về thể lý như: sốt, ho, sổ mũi… và đi đến bác sĩ để xin khám bệnh, lấy thuốc.
 
3/ Khi bạn đã khiêm tốn thừa nhận về căn bệnh của bản thân, thì việc còn lại là bạn hãy chấp nhận để các nhà chuyên môn, đặc biệt là các chuyên gia Tâm lý trị liệu, giúp cho bạn những điều cần thiết để vượt qua trầm cảm một cách nhanh chóng và hiệu quả.
 
Tham khảo
 
1. American Psychiatric Association, APA (2013). Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, DSM-5, Fifth Edition.
2. American Psychiatric Association, APA (2010). Practice Guideline For The Treatment of Patients With Major Depressive Disorder.
3. American Psychological Association, APA (2021). Clinical Practice Guideline for the Treatment of Depression Across Three Age Cohorts.
4. Italian Association on Depression, EDA Italia – ONLUS (2023). Throwing Light on a Dark Problem.
5. https://www.msdmanuals.com/professional/psychiatric-disorders/mood-disorders/depressive-disorders 
 

* Bạn xứng đáng nhận được

những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này,

hãy cho phép nó xảy ra ngay từ bây giờ,

bắt đầu từ trong nội tâm của bạn!

* Cho dù có điều gì xảy ra, cứ tiến lên phía trước và hành động!

xem thêm: Khóa học thôi miên trị liệu cơ bản