Tất cả chúng ta đều đã trải qua những lúc buồn nhưng thông thường, nỗi buồn của chúng ta sẽ phai dần theo thời gian và trở nên tốt hơn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi nỗi buồn kéo dài không dứt? Trầm cảm vượt ra ngoài nỗi buồn bình thường, nó có thể trở thành một chứng rối loạn bao trùm. Có nhiều loại trầm cảm khác nhau nhưng phổ biến nhất được gọi là Rối loạn trầm cảm nặng.
MỤC LỤC
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một loại rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú dai dẳng. Nó ảnh hưởng đến cách bạn cảm thấy, suy nghĩ và hành xử và có thể dẫn đến các vấn đề về cảm xúc và thể chất. Bạn có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường và đôi khi bạn có thể cảm thấy như thể cuộc sống không đáng sống. Không chỉ là một cơn buồn chán, trầm cảm không phải là một điểm yếu và bạn không thể đơn giản “thoát khỏi” nó.
Làm thế nào để bạn nhận ra nếu bạn của bạn hoặc thậm chí bạn đang mắc chứng rối loạn này?
7 dấu hiệu để nhận biết trầm cảm
Bỏ bê bạn bè và sở thích
Một triệu chứng khó chịu của bệnh trầm cảm là “Anhedonia”. Điều này có nghĩa là mất đi niềm vui từ các hoạt động mà thường bạn vẫn cảm thấy thích thú. Điều này dẫn đến việc bỏ bê các hoạt động vì chúng không còn mang lại cho người bị trầm cảm cảm giác thích thú hay vui vẻ nữa.
Theo Faith Brynie của “Psychology Today”, đó là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này. Vì vậy, nếu bạn hay bạn bè của bạn dường như không còn hứng thú với những sở thích của họ như đi du lịch, chơi guitar hoặc khiêu vũ thì đây có thể là thời điểm thích hợp để kiểm tra.
Thay đổi trong giấc ngủ
Giấc ngủ của chúng ta cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của chúng ta, thường thay đổi đối với thói quen ngủ là một trong những dấu hiệu cho thấy tinh thần đang bị ảnh hưởng. Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng vì thói quen ngủ không đều có thể làm trầm cảm thêm trầm trọng.
Trầm cảm có thể gây mất ngủ, ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều. Những thay đổi này trong thói quen của giấc ngủ cũng có xu hướng dẫn đến mất cân bằng năng lượng tổng thể. Triệu chứng này rất phổ biến. Nutt Wilson và Patterson phát hiện ra rằng 75% bệnh nhân mắc chứng bệnh này cho biết mất ngủ và 40% báo cáo chứng mất ngủ quá mức. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy sự thay đổi trong cách ngủ của mình, đó có thể là dấu hiệu bạn đang trầm cảm.
Thay đổi trong khẩu vị
Một điều khác mà căn bệnh này có thể ảnh hưởng là sự thèm ăn của chúng ta. Một số người bị trầm cảm cảm thấy thèm ăn giảm đi rất nhiều, cảm thấy không thể ăn được. Ngược lại, một số người bị trầm cảm có cảm giác thèm ăn hơn và có thể chuyển sang đồ ăn để được thoải mái.
Simmons và cộng sự nhận thấy rằng một số vùng não nhất định có liên quan đến việc một người bị bệnh mất đi hay tăng cảm giác thèm ăn. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy sự thèm ăn của bạn hay bạn bè dường như thay đổi đáng kể, đó có thể là dấu hiệu cho thấy họ mắc chứng bệnh này.
Ảnh hưởng đến lòng tự trọng
Lòng tự trọng là thứ thường bị ảnh hưởng lớn bởi chứng trầm cảm. Trầm cảm có thể khiến bạn chỉ nhìn thấy những điều tiêu cực về bản thân và hạ thấp bản thân mình. Đây là một triệu chứng nghiêm trọng của bệnh trầm cảm vì nó có thể khiến mọi người cảm thấy mình vô dụng.
Diều này còn được chứng minh trong các nghiên cứu rằng lòng tự trọng thấp khi ở tuổi vị thành niên là một yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm khi trưởng thành. Nếu bạn cảm thấy không có gì tích cực về mình hoặc bạn có những người bạn luôn tỏ ra coi thường bản thân, đó có thể là do ảnh hưởng của căn bệnh trầm cảm.
Không quan tâm đến vấn đề vệ sinh
Một cách mà sự thiếu hụt năng lượng do trầm cảm có thể biểu hiện là giảm khả năng tự vệ sinh của một người. Thông thường những người bị trầm cảm thường gặp khó khăn trong việc tắm rửa, làm sạch răng hoặc các thói quen tự chải chuốt khác mà chúng ta coi đó là điều hiển nhiên. Điều này là do họ mệt mỏi và thiếu động lực để hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, nếu bạn của bạn trông kém sạch sẽ và không được chải chuốt thì đó có thể là do bạn đang mắc chứng trầm cảm.
Dễ cáu gắt
Bạn có bao giờ thấy rằng mọi người và mọi thứ đều khiến bạn lo lắng không? Bạn có cảm thấy mình đang căng thẳng và bị dồn nén không? Khó chịu là một trong những triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Khi bạn cảm thấy quá tiêu cực về mọi thứ, nó có thể khiến những điều nhỏ nhặt thậm chí cảm thấy vô cùng khó chịu. Besharat và cộng sự cũng gợi ý rằng trầm cảm gây ra rối loạn chức năng điều hòa tâm trạng, có nghĩa là sự tức giận dễ bộc lộ hơn. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy bạn hoặc một người bạn cáu gắt hơn bình thường, nó có thể đáng tìm hiểu xem lý do tại sao họ lại như vậy.
Không cảm xúc
Có một quan niệm sai lầm rằng trầm cảm là lúc nào cũng cảm thấy buồn. Tuy nhiên đấy chỉ là một trong nhiều trường hợp. Một triệu chứng khác của bệnh trầm cảm được gọi là “Tâm trạng phẳng” hay còn gọi là “Không cảm xúc”. Thường thì mọi người nói rằng họ cảm thấy tê liệt hoặc như thể họ không cảm thấy gì cả. Họ không cảm thấy buồn nhưng họ cũng không thể cảm thấy hạnh phúc.
Có thể bạn quan tâm: Trầm cảm cười và 5 dấu hiệu để nhận biết
Tìm kiếm sự giúp đỡ
Nếu bạn thấy bản thân hoặc bạn bè xuất hiện dấu hiệu đã kể trên trong hơn hai tuần, bạn có thể đang bị rối loạn trầm cảm. Nhận ra rằng bản thân đang bị bệnh là điều cần thiết để nhận được sự trợ giúp phù hợp.
Trầm cảm ảnh hưởng đến hàng triệu người, nhưng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, từ thay đổi lối sống cho đến dùng thuốc. Bất kể bạn chọn con đường điều trị nào, yêu cầu sự trợ giúp của chuyên gia là bước đầu tiên để bạn trở lại cảm giác như chính mình.
Thực hiện khảo sát và nhận được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí: Bài kiểm tra mức độ trầm cảm
Mất ngủ và 10 câu hỏi thường gặp
Bạn có bao giờ đặt câu hỏi về những ảnh hưởng của việc bạn mất[...]
Th6
Niềm đam mê thực sự
Đam mê thực sự là gì? Bạn có cảm thấy mình đang sống một cuộc[...]
Th5
Mối quan hệ rạn nứt và 8 cách hàn gắn
Mối quan hệ rạn nứt 8 cách hàn gắn 8 phương pháp hàn gắn mối[...]
Th5
Thôi miên và Đức tin: 4 điều bạn cần biết
4 điều cần biết về Thôi miên và Đức tin Thôi miên có làm[...]
Th5
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý Thôi miên có giúp[...]
Th5
3 khác biệt giữa Thôi miên và Thao túng tâm lý
3 khác biệt tiêu biểu giữa thôi miên và thao túng tâm lý Thôi miên[...]
Th5
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý Thôi miên có nguy hiểm? Thôi[...]
Th5
4 lý do chứng minh Thôi miên đáng tin cậy
Thôi miên là một trong những công cụ hỗ trợ bình thường, được sử dụng[...]
Th5