MỤC LỤC
Rối loạn lo âu xã hội là gì ?
Rối loạn lo âu xã hội là một bệnh lý về tâm thần, thuộc nhóm bệnh rối loạn lo âu. Đây là một phản ứng bình thường khi phải đối mặt căng thẳng. Tuy nhiên, khi cảm thấy lo âu quá mức hoặc quá lâu thì có thể đó là dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu.
Bệnh nhân bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi bị người khác nhìn hoặc bị phê bình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, học tập hay những hoạt động thường ngày khác.
Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng rối loạn lo âu xã hội là gì?
Cảm giác nhút nhát hoặc khó chịu trong những tình huống nhất định là dấu hiệu rối loạn lo âu xã hội, đặc biệt là ở trẻ em. Mức độ thoải mái trong các tình huống xã hội khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm tính cách của từng cá nhân và kinh nghiệm sống. Một số người có bản chất tự nhiên dè dặt và những người khác thì dễ hòa nhập.
Ngược lại với sự lo lắng hàng ngày, rối loạn lo âu xã hội bao gồm sợ hãi, lo lắng và tránh can thiệp vào thói quen hàng ngày, làm việc, trường học hoặc các hoạt động khác.
Triệu chứng cảm xúc và hành vi
Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội có thể diễn ra dai dẳng:
Sợ các tình huống mà bạn có thể bị đánh giá
Lo lắng về sự xấu hổ hoặc làm nhục bản thân
Lo lắng bạn sẽ xúc phạm một ai đó
Sợ hãi cực độ khi tương tác hoặc nói chuyện với người lạ
Sợ những người khác nhận thấy bạn đang lo lắng
Sợ các triệu chứng về thể chất làm bạn bối rối như đỏ mặt, vã mồ hôi, run rẩy hoặc giọng nói run rẩy
Tránh làm việc hay nói chuyện với mọi người vì sợ xấu hổ
Tránh tình huống mà bạn có thể là trung tâm của sự chú ý
Lo lắng với dự đoán một hoạt động hoặc sự kiện đáng sợ
Dành thời gian sau một tình huống xã hội để phân tích cách ứng xử và tìm ra các lỗi trong các tương tác của bản thân
Chờ đợi những hậu quả tồi tệ nhất có thể từ một kinh nghiệm tiêu cực trong một tình huống xã hội
Đối với trẻ em, lo lắng tương tác với người lớn hoặc bạn cùng lứa có thể hiển thị bởi khóc, giận dỗi, bám vào cha mẹ hoặc từ chối nói chuyện trong các tình huống xã hội.
Loại biểu hiện của rối loạn lo âu xã hội là khi bạn cảm thấy sợ hãi và lo lắng cực độ chỉ trong thời gian nói chuyện hoặc trình bày trước công chúng, nhưng không phải trong các loại tình huống xã hội khác.
Triệu chứng thực thể
Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể đôi khi có thể đi cùng với ám ảnh sợ xã hội bao gồm:
Nhịp tim nhanh
Dạ dày khó chịu hoặc buồn nôn
Hơi thở hổn hển
Chóng mặt hoặc choáng váng
Lẫn lộn hoặc cảm giác “rời khỏi cơ thể”
Tiêu chảy
Căng thẳng cơ bắp
Tránh các tình huống xã hội bình thường
Các hoạt động thông thường hàng ngày có thể trở nên rất khó chịu khi bạn bị chứng lo âu xã hội, ví dụ:
Sử dụng nhà vệ sinh công cộng
Tương tác với người lạ
Ăn ở trước mặt người khác
Giao tiếp bằng mắt
Bắt chuyện
Hẹn hò
Tham dự tiệc hoặc tụ họp xã hội
Đi làm hoặc đi học
Bước vào một căn phòng mà mọi người đều đã ngồi
Trả lại hàng cho cửa hàng
Các triệu chứng của rối loạn ám ảnh sợ xã hội có thể thay đổi theo thời gian. Chúng có thể bùng lên nếu bạn phải đối mặt với nhiều căng thẳng hay đòi hỏi. Mặc dù tránh các tình huống gây lo lắng có thể làm cho bạn cảm thấy tốt hơn trong thời gian ngắn, lo lắng có thể tồn tại trong thời gian dài nếu bạn không nhận được điều trị.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng lo âu xã hội?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu xã hội như:
Tuổi trung bình khởi phát bệnh rối loạn lo âu xã hội là thanh thiếu niên. Hầu hết trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu xã hội có những biểu hiện nhút nhát, sợ hãi quá mức về một vấn đề khiến bản thân chúng mất đi hoặc khó học hỏi những kỹ năng trong cuộc sống.
Tiền căn gia đình. Bạn có nhiều khả năng phát triển chứng sợ xã hội nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột có tình trạng này.
Đối diện với các tâm ly tiêu cực khi còn trẻ như bị trêu chọc, bắt nạt, bị từ chối, nhạo báng hoặc sỉ nhục dễ bị chứng rối loạn lo âu xã hội. Ngoài ra, xung đột gia đình hoặc lạm dụng tình dục, có thể liên quan đến chứng rối loạn lo âu xã hội.
Những đòi hỏi mới của xã hội hoặc công việc. Gặp gỡ những người mới, đưa ra một bài phát biểu trước công chúng hoặc thực hiện một bài thuyết trình quan trọng có thể gây ra các triệu chứng rối loạn lo âu xã hội nhất thời.
Cách điều trị rối loạn lo âu xã hội
Nguyên tác chung đề điều trị rối loạn lo âu xã hội đó là cố gắng kiểm soát nỗi sợ, thích nghi và hòa nhập. Bạn nên giữ tinh thần thoải mái, hạn chế các áp lức từ học tập công việc cũng như cuộc sống. Bạn nên cân nhắc:
Giảm bớt áp lực công việc, học tập.
Mở rộng các mối quan hệ xã hội, tăng cường giao tiếp với mọi người xung quanh.
Thử thư giãn bằng âm nhạc, tập thiền và yoga.
Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để có sức khỏe tốt.
Luôn giữ thái độ sống tích cực, lạc quan, vui vẻ.
Khi bạn cần đến sức can thiệp từ y tế, các bác sĩ sẽ có một số phương pháp chuyên dùng để điều trị rối loạn lo âu xã hội như:
1. Liệu pháp tâm lý
Tư vấn tâm lý để dần cải thiện các triệu chứng ở những người bị chứng rối loạn lo âu xã hội. Bạn sẽ nhận ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và phát triển các kỹ năng giúp bạn có được sự tự tin trong các tình huống xã hội.
2. Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc được dùng để điều trị chứng rối loạn lo âu xã hội như thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs), đây là loại đầu tiên được sử dụng điều trị các triệu chứng rối loạn lo âu xã hội.
Ngoài ra, tùy vào tình hình mỗi bệnh nhân khác nhau, bác sĩ có thể kê toa paroxetine (Paxil), sertraline (Zoloft), các chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin và norepinephrine (SNRI), venlafaxine (Effexor XR).
Rối loạn lo âu xã hội là một tình trạng sức khỏe tâm thần mãn tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Tuy nhiên, với những phương điều trị như tư vấn tâm lý, thuốc men và các cách cải thiện chất lương cuộc sống, có thể giúp bạn có thể điều trị thành công bệnh tình. Khi có các triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội, bạn hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý chứng lo âu xã hội?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với chứng rối loạn lo âu xã hội:
Tập thể dục thường xuyên. Bắt đầu từ từ để bạn đừng tập quá sức. Xây dựng chương trình tập luyện vừa phải từng chút một và nhắm mục đích cho ít nhất 2,5 giờ tập thể dục một tuần. Có thể vận động trong khoảng 10 phút hoặc lâu hơn, nhiều lần trong ngày trong tuần đầu tiên.
Ngủ đủ bằng cách đi ngủ đúng giờ mỗi đêm. Ngoài ra, sắp xếp phòng ngủ yên tĩnh và tối. Điều này làm giảm phiền nhiễu và có thể giúp bạn được nghỉ ngơi một đêm ngon giấc.
Một chế độ ăn uống cân bằng bằng cách chọn thực phẩm ít chất béo và nhiều chất xơ.
Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine như sô cô la và cà phê, vì chúng có thể làm tăng sự lo lắng của bạn.
Hãy thử một số bài tập thư giãn. Một số bài tập thở và các bài tập thư giãn cơ bắp giúp giảm bớt lo âu.
Thay đổi cách bạn nghĩ. Suy nghĩ tích cực có thể thay đổi cách bạn cảm nhận và có thể giảm bớt sự lo lắng của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Mất ngủ và 10 câu hỏi thường gặp
Bạn có bao giờ đặt câu hỏi về những ảnh hưởng của việc bạn mất[...]
Th6
Niềm đam mê thực sự
Đam mê thực sự là gì? Bạn có cảm thấy mình đang sống một cuộc[...]
Th5
Mối quan hệ rạn nứt và 8 cách hàn gắn
Mối quan hệ rạn nứt 8 cách hàn gắn 8 phương pháp hàn gắn mối[...]
Th5
Thôi miên và Đức tin: 4 điều bạn cần biết
4 điều cần biết về Thôi miên và Đức tin Thôi miên có làm[...]
Th5
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý Thôi miên có giúp[...]
Th5
3 khác biệt giữa Thôi miên và Thao túng tâm lý
3 khác biệt tiêu biểu giữa thôi miên và thao túng tâm lý Thôi miên[...]
Th5
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý Thôi miên có nguy hiểm? Thôi[...]
Th5
4 lý do chứng minh Thôi miên đáng tin cậy
Thôi miên là một trong những công cụ hỗ trợ bình thường, được sử dụng[...]
Th5