MỤC LỤC
Trầm cảm là gì ? Dấu hiệu của bệnh trầm cảm
Trầm cảm chứng bệnh liên quan đến rối loạn tâm lý mà bất cứ ai cũng có nguy cơ gặp phải. Trầm cảm khiến người bệnh có những suy nghĩ, cảm nhận hay những hành động mang chiều hướng tiêu cực. Sớm nhận biết những dấu hiệu trầm cảm và điều trị kịp thời có ý nghĩa quan trọng, tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh.
1. Thông tin về bệnh lý
Trầm cảm là gì (Depression) là một dạng bệnh lý, được đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Trầm cảm do hoạt động rối loạn não bộ gây nên dưới tác động của một hoặc nhiều yếu tố tâm lý. Trầm cảm trở thành căn bệnh phổ biến và bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt.
Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 – 20%. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp,…
Trầm cảm là một dạng rối loạn liên quan đến tâm trạng, thường gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới suy nghĩ, cảm xúc của người bệnh
Bệnh lý gây ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc, suy nghĩ hoặc hành vi ứng xử của người bệnh. Người bị trầm cảm thường có tâm trạng buồn bã, chán nản, giảm hứng thú, mất ngủ,… kéo dài dai dẳng.
Trầm cảm được chia thành 3 dạng, căn cứ theo mức độ bệnh lý là trầm cảm nhẹ, vừa và nặng. Trầm cảm là bệnh lý cần được quan tâm. Ngay khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm, cần nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời trước khi người bệnh bị ảnh hưởng tâm lý quá nặng nề và dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
2. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải chứng trầm cảm
Trầm cảm có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh lý là cao hơn so với nam. Trong đó, những đối tượng có nguy cơ cao có những Dấu hiệu của bệnh trầm cảm gồm có:
- Người gặp phải các sang chấn tâm lý như: hôn nhân đổ vỡ, phá sản, mất người thân, mất hết tiền, mắc bệnh nan y,…
- Phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ sau sinh.
- Người gặp phải các tổn thương về não bộ như chấn thương sọ não, mất trí nhớ tạm thời,…
- Người bị stress, căng thẳng kéo dài. Thường xảy ra với đối tượng là học sinh, sinh viên gặp phải các áp lực từ thầy cô, gia đình hoặc người đi làm phải chịu áp lực quá lớn trong công việc.
- Người thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích,…
- Người có lối sống khép kín, ít giao tiếp, thường xuyên tự ti về bản thân.
7 Dấu hiệu của bệnh trầm cảm
1. Khí sắc suy giảm
Một trong những Dấu hiệu của bệnh trầm cảm thường gặp ở người bệnh đó là sự suy giảm khí sắc được biểu hiện thông qua nét mặt. Ví dụ như nét buồn bã, ủ rũ, ánh mắt đơn điệu, lờ đờ, xuất hiện các vết nhăn,…
2. Mất hứng thú
Theo kết quả thống kê, người bị có Dấu hiệu của bệnh trầm cảm thường giảm hoặc mất hoàn toàn hứng thú trong cuộc sống, công việc hay các sở thích trước kia. Họ luôn cảm thấy mệt mỏi, không có động lực và không muốn quan tâm tới những việc xung quanh, kể cả với con cái. Nam hoặc nữ giới xuất hiện các biểu hiện về suy giảm tình dục.
3. Giảm tập trung
Suy giảm khả năng tập trung, chú ý là một trong những dấu hiệu trầm cảm. Người bệnh thường cảm thấy rất khó để tập trung vào một việc nào đó. Điều này khiến công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng và gián đoạn. Đồng thời, họ cảm thấy rất khó khăn trong việc đưa ra quyết định, dù là với những việc đơn giản.
4. Mệt mỏi kéo dài
Khi bị có Dấu hiệu của bệnh trầm cảm, người bệnh thường rơi vào trạng thái mệt mỏi không rõ lý do. Cảm giác mệt mỏi thường nặng nề hơn vào buổi sáng. Do đó, người bệnh không muốn làm gì, thậm chí là các công việc hàng ngày như nấu cơm, giặt đồ, đi chơi,…
5. Rối loạn giấc ngủ
Các chuyên gia y tế nhận định, rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu trầm cảm đầu tiên và rất phổ biến đối với người bệnh. Theo thống kê, có tới 95% tổng số người bệnh gặp phải tình trạng mất ngủ khi mắc trầm cảm.
Đa phần người bệnh thường cảm thấy trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu dù trước đó cảm thấy rất buồn ngủ. Mất ngủ kéo dài là tình trạng chung mà người bệnh gặp phải. Bệnh nhân có thể sẽ ngủ ít hơn 2 tiếng mỗi ngày hoặc thức trắng cả ngày lẫn đêm.
5. Có suy nghĩ và tâm trạng tiêu cực
Một trong những dấu hiệu trầm cảm rất dễ nhận biết là người bệnh thường xuyên có những suy nghĩ, tâm trạng tiêu cực. Ví dụ như buồn khổ, cảm giác tội lỗi, tự ti, vô dụng, tuyệt vọng,… Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể có ý định và thực hiện các hành vi gây tổn thương bản thân, thậm chí là tự sát.
6. Thay đổi cân nặng
Sự thay đổi cân nặng một cách đột ngột cũng là một trong những dấu hiệu trầm cảm có thể nhận biết ở người bệnh. Đa phần người mắc trầm cảm thường sụt giảm cân nhanh chóng do mất cảm giác ngon miệng, suy nghĩ nhiều, thiếu ngủ.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bệnh tăng cân một cách bất thường là do trầm cảm làm tăng cảm giác thèm ăn. Sụt cân bất thường hoặc tăng cân đột ngột có thể là dấu hiệu của bệnh lý trầm cảm
7. Cảm giác đau tức, khó chịu
Theo các chuyên gia về sức khỏe, trầm cảm cũng có liên quan đến tần suất xuất hiện các cơn đau sinh lý như nhức đầu, đau nhức cơ, mỏi gáy, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu trầm cảm đặc trưng đối với người bệnh.
4. Làm gì để hạn chế những diễn biến của trầm cảm?
Khi gặp phải trầm cảm, bên cạnh việc thực hiện các phương pháp điều trị, người bệnh nên cố gắng thực hiện một chế độ sinh hoạt phù hợp. Cụ thể như:
Không tìm cách tự cô lập bản thân. Thay vào đó, nên thường xuyên giao tiếp, hòa nhập với mọi người xung quanh.
Học cách thư giãn tâm lý và kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống. Tăng cường các vận động thể chất, tập luyện thể dục thể thao. Theo nghiên cứu, vận động giúp não bộ tiết ra các hormone chống trầm cảm hữu hiệu như Serotonin, Endorphins,…
Ăn uống đủ dưỡng chất mỗi ngày. Không nên bỏ bữa, tránh tình trạng suy nhược cơ thể, làm tăng các cảm giác mệt mỏi. Rèn luyện giấc ngủ một cách khoa học. Người trị trầm cảm nên học cách thư giãn và kiểm soát tâm lý, tránh sự căng thẳng, lo âu.
Trầm cảm là bệnh lý gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trầm cảm hay các biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng thực hiện thăm khám, chẩn đoán bệnh lý và thực hiện điều trị nếu mắc bệnh.
Chuyên gia tâm lý : Nguyễn Thiện Hoàng
Mất ngủ và 10 câu hỏi thường gặp
Bạn có bao giờ đặt câu hỏi về những ảnh hưởng của việc bạn mất[...]
Th6
Niềm đam mê thực sự
Đam mê thực sự là gì? Bạn có cảm thấy mình đang sống một cuộc[...]
Th5
Mối quan hệ rạn nứt và 8 cách hàn gắn
Mối quan hệ rạn nứt 8 cách hàn gắn 8 phương pháp hàn gắn mối[...]
Th5
Thôi miên và Đức tin: 4 điều bạn cần biết
4 điều cần biết về Thôi miên và Đức tin Thôi miên có làm[...]
Th5
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý
5 cách sử dụng Thôi miên trong trị liệu Tâm lý Thôi miên có giúp[...]
Th5
3 khác biệt giữa Thôi miên và Thao túng tâm lý
3 khác biệt tiêu biểu giữa thôi miên và thao túng tâm lý Thôi miên[...]
Th5
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý
Thôi miên an toàn với 5 điều lưu ý Thôi miên có nguy hiểm? Thôi[...]
Th5
4 lý do chứng minh Thôi miên đáng tin cậy
Thôi miên là một trong những công cụ hỗ trợ bình thường, được sử dụng[...]
Th5