
CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CÁ NHÂN
Tổng quan
CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CÁ NHÂN là chuyên đề thuộc lãnh vực Sơ cứu sức khỏe tâm thần – nhằm trang bị cho cá nhân kiến thức và kỹ năng để hỗ trợ những người đang trải qua các vấn đề về sức khỏe tinh thần hoặc khủng hoảng tâm lý.
Chương trình này giúp nhận diện các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của các rối loạn tâm thần, cung cấp hỗ trợ ban đầu, và hướng dẫn người cần giúp đỡ đến các dịch vụ chuyên nghiệp khi cần thiết, dựa trên tiêu chuẩn của
- Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ – American Psychological Association (APA).
- Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới – World Health Organization (WHO).
Chương trình này giới thiệu những yếu tố rủi ro và các dấu hiệu cảnh báo của bệnh tâm thần, đồng thời xây dựng sự hiểu biết sâu sắc về tác động của chúng và các hỗ trợ phổ biến.
Chuyên đề huấn luyện với thời lượng 8 giờ, sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhập vai và mô phỏng các cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần và cách kết nối mọi người với các hình thức dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp và các chương trình tự trợ giúp phù hợp.
Nội dung chương trình cũng huấn luyện các yếu tố rủi ro phổ biến và các dấu hiệu cảnh báo của các loại bệnh cụ thể, như lo âu, trầm cảm, sử dụng chất gây nghiện, rối loạn lưỡng cực, rối loạn ăn uống và tâm thần phân liệt.
Ngoài ra, nội dung trong lãnh vực Sơ cứu sức khỏe tâm thần này cũng hướng dẫn người tham dự một kế hoạch hành động để hỗ trợ một người nào đó đang phát triển các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tâm thần hoặc đang trong cơn khủng hoảng cảm xúc:
- Đánh giá nguy cơ tự tử hoặc gây hại
- Lắng nghe mà không phán xét
- Đưa ra lời trấn an và thông tin
- Khuyến khích sự giúp đỡ chuyên nghiệp phù hợp
- Khuyến khích tự giúp đỡ và các chiến lược hỗ trợ khác
Nội dung huấn luyện trong Sơ cứu sức khỏe tâm thần cũng chuẩn bị cho người tham gia tương tác với một người đang trong cơn khủng hoảng và kết nối người đó với sự giúp đỡ.
Người sơ cứu không đảm nhận vai trò của những người chuyên nghiệp — họ không chẩn đoán hoặc cung cấp bất kỳ tư vấn hoặc liệu pháp nào. Thay vào đó, chương trình cung cấp các công cụ cụ thể và trả lời các câu hỏi chính, như “tôi phải làm gì?” và “ai đó có thể tìm thấy sự giúp đỡ ở đâu?”
MỤC TIÊU VÀ LỢI ÍCH
- Nhận diện sớm các vấn đề tâm thần: Giúp nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của các rối loạn tâm thần phổ biến như trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực, và tâm thần phân liệt.
- Cung cấp hỗ trợ ban đầu: Trang bị cho học viên các kỹ năng để hỗ trợ và ổn định tình trạng của người cần giúp đỡ trước khi có sự can thiệp chuyên nghiệp.
- Giảm thiểu kỳ thị: Tăng cường nhận thức về các vấn đề sức khỏe tinh thần và giảm thiểu sự kỳ thị liên quan đến các rối loạn tâm thần.
- Khuyến khích tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp: Hướng dẫn người cần giúp đỡ đến các dịch vụ chuyên nghiệp và nguồn hỗ trợ cần thiết.
ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ
- Nam – nữ từ 20 tuổi trở lên.
- Chuyên viên nhân sự, đội ngũ hỗ trợ nhân sự.
- Nhân sự phụ trách an toàn, y tế nội bộ, phúc lợi.
- Các cá nhân mong muốn nâng cao kỹ năng tâm lý của bản thân và kỹ năng hỗ trợ tâm lý đồng đội.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Phần 1: Giới thiệu Sơ cứu Tâm lý – Psychology First Aid (PFA)
- Định nghĩa PFA: Sơ cứu tâm lý là gì?
- Tầm quan trọng của PFA đối với cá nhân
- Nguyên tắc chính của PFA.
Phần 2: Nhận diện các dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý ở cá nhân
- Các dấu hiệu về cảm xúc:
- Lo âu, sợ hãi quá mức: Thường xuyên hồi hộp, căng thẳng dù không có lý do rõ ràng.
- Buồn bã, chán nản: Cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, mất hứng thú với hoạt động thường ngày.
- Tự trách quá mức: Cảm thấy tội lỗi, xấu hổ, nghĩ mình vô dụng.
- Các dấu hiệu về hành vi:
- Thay đổi trong thói quen sinh hoạt: Mất ngủ, ăn không ngon, bỏ bê ngoại hình, hoặc thay đổi giờ giấc sinh hoạt bất thường.
- Hạn chế giao tiếp: Ngại tiếp xúc với người khác, tự cô lập, khó tập trung vào học tập/công việc.
- Phản ứng quá khích: Dễ nổi nóng, khó kiểm soát cảm xúc, thay đổi tính cách đột ngột.
- Các yếu tố nguy cơ:
- Biến cố cá nhân: Mất mát người thân, ly hôn, chia tay, thất nghiệp, khó khăn tài chính.
- Khủng hoảng chung: Thiên tai, đại dịch, tai nạn, chấn thương tâm lý.
- Bệnh lý nền: Tiền sử rối loạn tâm lý hoặc tâm thần liên quan đến một trong những yếu tố sau:
-
-
- Căng thẳng (stress)
- Đau buồn, mất mát
- Trầm cảm và lo âu
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- Rối loạn hoảng sợ
- Rối loạn lưỡng cực
- Tâm thần phân liệt
- Lạm dụng chất gây nghiện
- Suy nghĩ và hành vi tự sát
- Tự làm tổn thương không phải tự sát:
- Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)
-
Phần 3: Kỹ năng cơ bản trong PFA
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, không phán xét: Học cách thể hiện sự quan tâm chân thành; lắng nghe và thấu hiểu mà không đánh giá hay phê phán.
- Kỹ năng đặt câu hỏi phù hợp: làm thế nào để tránh gây thêm áp lực.
- Kỹ năng hỗ trợ và trấn an: thực hành kỹ thuật làm dịu căng thẳng, cung cấp sự ủng hộ và động viên, ổn định tình trạng của người cần giúp đỡ.
- Kết nối nguồn lực: cung cấp thông tin về dịch vụ hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp.
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: Học cách giao tiếp một cách rõ ràng và nhạy cảm với người đang gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần.
Phần 4: Các Mô Hình Chính Ứng Dụng trong Sơ cứu Tâm lý cho Cá nhân
- Mô hình R.A.P.I.D của Johns Hopkins
-
- Mô hình R.A.P.I.D được phát triển bởi Trung tâm Johns Hopkins, tập trung vào việc cung cấp hỗ trợ tâm lý ngay lập tức cho những người trải qua sự kiện căng thẳng.
- Giúp mỗi người tự đánh giá và hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề mình đang gặp phải.
- Ưu tiên xử lý cảm xúc hoặc việc cấp bách, sau đó lập kế hoạch tìm kiếm hỗ trợ lâu dài.
- Mô hình SAFER-R của Mitchell
-
- Mô hình SAFER-R được thiết kế để cung cấp hỗ trợ tâm lý ngắn hạn và tập trung vào việc khôi phục chức năng bình thường.
- Khi bản thân hoặc người thân đang hoảng loạn, ta có thể áp dụng từng bước để trấn an, lắng nghe, khuyến khích và tìm chuyên gia hỗ trợ nếu cần.
- Mô hình Psychological First Aid (PFA) của WHO
- Được Tổ chức Y tế Thế giới phát triển, mô hình này tập trung vào việc hỗ trợ con người trong các tình huống khẩn cấp và thảm họa.
- Tập trung vào 3 nguyên tắc chính: Quan sát – Lắng nghe – Kết nối.
Phần 5: Ứng dụng PFA trong đời sống cá nhân
- Tình huống thực tế: Đối diện khủng hoảng cá nhân
- Quản lý căng thẳng hàng ngày
- Hỗ trợ người thân, bạn bè
Phần 6: Lập kế hoạch hỗ trợ tâm lý dài hạn cho cá nhân
- Xây dựng “nhóm hỗ trợ cá nhân”
- Đào tạo và tự học kỹ năng PFA
- Triển khai các hoạt động hỗ trợ sức khỏe tinh thần trong cuộc sống
- Theo dõi và đánh giá tiến triển
PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN
- Thuyết trình kết hợp thực hành: minh họa tình huống thực tế.
- Phân vai tình huống: xử lý các kịch bản phổ biến.
- Thảo luận nhóm: chia sẻ kinh nghiệm và bài học.
- Đánh giá sau đào tạo: đo lường hiệu quả và cải thiện.