LỊCH SỬ THĂNG TRẦM CỦA THÔI MIÊN
Bắt đầu kể đến giấc ngủ đền tại Ai Cập…
Giấc ngủ đền tại Ai Cập (500 năm trước CN)
Có những tài liệu viết rằng thuật Thôi Miên đã từng được sử dụng trong đền thờ Serapis tại Memphis/Ai Cập và trong các đến thờ nữ thần Isis nằm dọc sông Nil. Các thầy tu đã từng đưa người bệnh đi vào một giấc ngủ kéo dài 9 ngày, “giấc ngủ từ tính”.
Trong giấc mơ, nữ thần Iris hiện ra và đưa ra cho người bệnh những thông tin về bệnh tật của họ đồng thời cho họ những lời khuyên để tự chữa bệnh, khi ngủ dậy thì bệnh tật sẽ tự biến mất (truyền phép màu…)
Mittelalte Thời trung cổ “tăm tối”
Có rất ít nguồn thông tin về thôi miên xuất phát từ thời trung cổ. Một trong những nguyên nhân đó là theo toà án Dị giáo (theo đạo Thiên Chúa Giáo) thời đó thì tất cả mọi thuật chữa bệnh có được thành công là do phép của ma quỷ (ma thuật) và có lẽ vì thế mà mọi ghi chép và thông tin về thuật chữa bệnh đều bị đốt, hủy.
Paracelsus, vị bác sĩ người Thụy Sĩ thời đó đã nổi tiếng về việc biết đến tác dụng chữa bệnh bằng những ám thị tích cực. Vị bác sĩ đã từng đi nhiều và biết rộng này tin rằng người bác sĩ tốt nhất của mỗi con người chính là “người bác sĩ trong tâm” của chính họ. Với sự khám phá này ông đã tiến xa hơn rất nhiều so với những đồng nghiệp cùng thời.
Ông miêu tả và phân tích việc sử dụng quả câu pha lê của những thầy tu và thông qua đó đã tạo ra sự thư giãn tuyệt đối (giấc ngủ Thôi Miên…). Trong giấc ngủ đó những ám thị tích cực đã được Vô thức chấp nhận và vì vậy việc chữa bệnh đã được tiến hành thành công (khỏi bệnh). Ông đặc biệt khuyên mọi người nên sử dụng liệu pháp Thôi Miên để điều trị cho các bệnh thần kinh và liên quan tới thần kinh.
Franz Anton Mesmer (1734-1815)
Mùa thu năm 1775 lãnh chúa vùng Bayern Max Joseph đã lập ra một hội đồng đặc trách, chịu trách nhiệm điều tra và nghiên cứu về những việc thực hành và hành nghề phép thuật.
Trong số các thành viên đó đã có Franz Anton Mesmer, người đã nổi tiếng về thuật nhân điện của mình sau này. Ông đã khẳng định, sự bố trí không hợp lý điện trường của cơ thể đã là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tật mà cơ thể con người bị mắc phải, chính vì vậy ông đã sử dụng biện pháp thiết lập lại sự cân bằng của điện trường cơ thể, bằng cách dùng tay gạt trên cơ thể người bệnh để điều hòa điện trường trong cơ thể của họ.
Mesmer sinh ngày 23 tháng 5 năm 1734 tại Iznang, vùng ven bờ hồ Bodensee của Đức. Ông đã theo học Y khoa tại Viên và tại đó đã cưới một bà vợ hơn tuổi nhưng giàu có.
Những buổi dạ hội của ông đã được mọi người rất ưa chuộng. Trong số những người tham gia có cả gia đình Mozart vẫn thường tới tham dự. Thậm chí vở nhạc kịch “Bastien và Bastienne” của Mozart đã được trình diễn lần đầu tiên tại vườn của gia đình Mesmer. Cuộc sống nên thơ của Mesmer bị hoàn toàn thay đổi khi ông bị gán vào một vụ Scandal khi chữa trị cho một phụ nữ trẻ bị mù.
Nữ bệnh nhân của ông, cô Maria Theresa Paradis là con gái vị thư ký riêng của nữ lãnh chúa. Maria Theresa Pradis đã không khỏi bệnh và sau đó cô đã được nhận khoản lương hưu từ nữ lãnh chúa cho phần khả năng và năng khiếu của mình, nhưng lại cũng có phán đoán cho rằng đó chỉ vì lòng thương hại mà thôi.
Theo như hiểu biết ngày nay thì căn bệnh của Maria Theresa Pradis là một dạng bệnh mù hysteria (không có những nguyên nhân hữu cơ), trong ICD (International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems) bệnh này được gọi là “rối loạn nhận thức phân ly”.
Mesmer bị buộc tội là lang băm và phải rời khỏi Viên vào năm 1778. Mesmer chuyển đến Paris, nơi ông đã cùng với một đồng nghiệp người Pháp mở một “phòng điều trị bằng phương pháp nhân điện”.
Dòng người đổ về phòng khám của Mesmer tại Paris mỗi lúc một đông, đông đến nỗi Mesmer đã phải vận dụng đến những phương pháp vô cùng khác thường: Mesmer đổ đầy nước, mạt sắt và mảnh thuỷ tinh vào một cái bồn bằng gỗ. Điện từ do Mesmer truyền vào bồn sẽ cùng lúc chữa lành bệnh cho tất cả các bệnh nhân.
Trong trường hợp này, theo cách hiểu ngày nay thì sức mạnh của ám thị từ những lời nói của Mesmer và lòng tin tuyệt đối vào vị “Thầy thuốc kỳ tài” Mesmer của những bệnh nhân, đã là nguyên nhân chủ yếu làm cho tất cả mọi người gần như cùng lúc khỏi bệnh (tự ám thị…)
Vào tháng ba năm 1780 nhà vua Pháp Ludwig XVI đã thành lập một hội đồng để điều tra về việc chữa bệnh của Mesmer. Hội đồng đã khẳng định những hiện tượng nhân điện chỉ là những ảo tưởng, nhưng hoàn toàn đồng ý công nhận và không hề nghi ngờ gì về kết quả và những thành công trong việc chữa bệnh của Mesmer. Mặc dù đã bị điều tra nhưng phương pháp trị liệu nhân điện của Mesmer thậm chí lại bắt đầu tiếp tục lan rộng hơn. Tại nhiều thành phố của Pháp ngày đó đã có những Hiệp hội với cái tên
Max Joseph
«Sociétés de l’Harmonie» được thành lập và quảng bá rộng rãi cho phương pháp trị bệnh của Mesmer. Cuộc cách mạng Pháp đã đặt dấu chấm hết cho phòng khám của Mesmer ngày đó. Ông bị mất hết tài sản và quay trở lại quê hương Bodensee của mình. Một số tài liệu của Mỹ thì cho rằng ông đã trở nên rất nghèo khó, tuy nhiên thực tế lại có vẻ không hẳn là như vậy.
Với một khoản lương hưu của Pháp, ông đã đi tiếp cuộc đời một cách thanh thản. Cho đến năm ông 75 tuổi thì ông lại được một bác sĩ người Thuỵ Sĩ tái phát hiện. Một bệnh viện nhân điện ở Béc Lin đã mời ông về làm giám đốc nhưng ông đã từ chối với lý do tuổi tác đã cao.
Ngày mùng 5 tháng 3 năm 1815, ông đã trút hơi thở cuối cùng tại căn nhà mà hiện nay chính là nhà bảo tàng rượu vang của thành phố Meersburg.
Marquis de Puységur (1751-1825)
Trong khi cách chữa bệnh của Mesmer có vẻ ầm ĩ (cái được gọi là “khủng hoảng từ” bao gồm những co giật dữ dội và những tiếng la hét lớn), thì người học trò của ông, ông Marquis de Puységur lại nói đến “khủng hoảng lặng” hoặc “giấc ngủ từ”. Theo cách nhìn ngày nay, ngay ở đây ta cũng đã thấy được sức mạnh siêu phàm của ám thị. Khủng hoảng diễn ra đúng như những ám thị của Puységur.
Phương pháp điều trị nhân điện tại những quốc gia nói tiếng Đức.
Tại những quốc gia nói tiếng Đức, phương pháp nhân điện được phổ biến rộng rãi, đó là nhờ công một người bạn của Goethe, cha đạo dòng tin lành người Zürich Pastor Johann Caspar Lavater (1741-1801). Lavater đã học cách trị liệu bằng phương pháp Nhân điện từ năm 1785 tại Genf và đã áp dụng để chữa khỏi bệnh cho chính vợ của ông, bà đã từng bị chứng đau nửa đầu, thấp khớp và chứng co thắt dạ dày.
Năm 1786, Lavater được bầu là nhà thuyết giáo của thành phố Bremen và ông đā được hai bác sĩ Armold Wienholt và Heinrich Wilhelm Mathias Olbers hết lòng sùng bái. Vì dựa vào những hướng dẫn và những phương pháp chữa bệnh mà ông Lavater dạy. Hai ông đã điều trị thành công và khỏi bệnh cho những bệnh nhân của mình thông qua nhữmg phương pháp trị liệu mà họ đã học được của Lavater.
Tất cả những ca trị liệu và kinh nghiệm về phương pháp Nhân điện của Bác sĩ Wienholt, đã được ông tổng hợp lại và xuất bản thành một tài liệu quý của ngành y gồm ba cuốn sách.
Karl-Friedrich, bá tước vùng Baden
đã cử vị giáo sư vật lý người Karlsruher, ông Boeckmann, tới thành phố Straßburg để học kỹ thuật nhân điện của Puységur. Ngay sau khi trở về, ông Boeckmann đã soạn thảo cuốn lưu trữ cho thuật miên hành và thuật nhân điện.
Eberhard Gmelin
một bác sĩ từ Heilbronn, người đã từng điều trị cho Friedrich Schiller, cũng đã xuất bản nhiều cuốn sách nói về tác dụng chữa bệnh của thuật nhân điện. Những cuốn sách này đã thuyết phục và thu hút được sự quan tâm, đồng tình của vị giám đốc bệnh viện y học truyền thống Charité C.G. Selle. Chính vì thế phương pháp trị liệu bằng nhân điện ngày đó đã được phát triển tại Charite Béc Lin.
Người kế nhiệm vị trí của C.G. Selle là Christoph Wilhelm Hufeland. Khi viết cuốn tạp chí “Journal der praktischen Arzneikunde und Wundarztneikunst” (Tạp chí thực hành y khoa và nghệ thuật điều trị vết thương) của mình, ông đã có rất nhiều bài về chủ đề nhân điện, và có lẽ qua đó ông đã đóng góp một phần rất đáng kể vào việc phổ biến kỹ thuật này tại đế quốc Phổ thời đó.
Trong khi những cuốn sách và tác phẩm của Carl Alexander Ferdinand Kluge (1782-1844) và Karl Christian Wolfart (1778-1832) về chủ đề nhân điện đã gây được những tiếng vang và thậm chí thu được sự sùng bái nhất định, thì danh tiếng của Mesmer lại gần như bị rơi vào quên lãng.
Vương quốc Anh – Từ Nhân điện đến thuật Thôi Miên.
Năm 1829, nhà hoá học người Anh Richard Chenevix (1774-1830) đã từng trình diễn tại Luân Đôn phương pháp nhân điện mà ông đã học được của nhà truyền giáo kiêm nhà nhân điện học nổi tiếng người Bố Đào Nha, Abbé Faria, dưới sự tham gia theo dõi và học hỏi của nhiều bác sĩ khắp nơi. Trong số đó đã có cả giáo sư bác sĩ John Elliotson.
Sau đó, vị giáo sư y khoa của trường đại học tổng hợp London, John Elliotson đã tiến hành các ca điều trị bằng nhân điện và đưa phương pháp trị liệu bằng nhân điện vào bệnh viện trường đại học (University College Hospital) để chữa bệnh.
Ông đã có rất nhiều những bài viết liên quan và có nguồn gốc từ thuật gây tê của Mesmer trước đó.
Đi đầu trong ứng dụng kỹ thuật trị liệu bằng liệu pháp Thôi Miên và nhân điện của Mesmer phải kế đến James Esdaile, một bác sỹ người Scốt len. Năm 1845, ông vốn đang là một nhân viên của công ty Đông Ấn (East India Company), thì được bổ nhiệm làm giám đốc một bệnh viện nhỏ tại Kalkutta.
Ông đã ghi chép lại đầy đủ những chi tiết của tất cả các cuộc phẫu thuật từng đuợc ông trực tiếp thực hiện bằng phương pháp gây mê của Mesmer, trong đó có cả những ca phẫu thuật cắt bỏ chân hoặc tay.
Vị phó thống đốc Băng-gan đã cho kiểm tra và thẩm định lại những kết quả và những kết luận về phương pháp nhân điện của Esdaile, và ngay sau đó kỹ thuật này đã được chính thức công nhận.
Ngay cả sau những năm 1846, khi mà khí ête và chloroform đã được đưa vào sử dụng trong y học, thì bác sĩ Esdaile vẫn tiếp tục sử dụng kỹ thuật của Mesmer, bởi theo ông kỹ thuật này sẽ làm cho quá trình lành bệnh của bệnh nhân được tiến hành nhanh và tốt hơn. Tuy nhiên thông thường Esdaile chỉ để các cộng sự của mình thực hiện việc Thôi Miên, còn ông thì tập trung hoàn toàn vào việc phẫu thuật vì công việc đó cần rất nhiều thời gian.
Từ giữa thế kỷ 19, việc nhận thức về Thôi Miên bắt đầu thay đổi và đã được hiểu đó là sức mạnh nội lực từ phía bệnh nhân, chứ không phải là “sức mạnh ngoại lực” được phát ra từ nhà Thôi Miên, theo cách hiểu trước đó. Một trong những người đầu tiên khám phá và giải thích “giấc ngủ từ” là những quá trình nội lực của chính người bệnh, đó là vị Bác sĩ người Scôt-len James Braid, người đang hành nghề chữa bệnh tại thành phố Manchester tại Anh quốc lúc đó.
Lúc đầu Braid cho rằng Thôi Miên là một dạng giống như giấc ngủ. Vì vậy, ông gọi hiện tượng này là “Neurypnologie” (= giấc ngủ thần kinh) và sau đó là “hypnosis “, từ này bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp Hypnos nghĩa là vị thần giấc ngủ.
Một thời gian ngắn trước khi qua đời, Braid đã thay đổi quan điểm của mình và giải thích Thôi Miên là “sự hoàn toàn tập trung và chú ý, đồng thời là sự nâng cao sức mạnh ước vọng”. Ông đã muốn thay thế khái niệm “hypnosis” bằng “monoideismus” cho phù hợp. Nhưng lúc đó, từ “hypnosis” đã được phổ biến quá sâu và rộng rãi.
Thôi Miên tại Pháp vào thế kỷ 19
Tại Pháp ngày đó, Thôi Miên được sử dụng chủ yếu tại bệnh biện Salpêtrière. Đó là một bệnh viện thần kinh tại Paris, được xây dựng theo lệnh của Vua Ludwigs XIV. Ngày nay bệnh viện ấy vẫn thuộc trường Đại học mang tên Hôpital Pitié Salpêtrière.
Jean-Martin Charcot (1825-1893), là vị giáo sư y khoa tại Trường ĐHTH Paris và là một trong những nhà thần kinh học nổi tiếng và quan trọng nhất thời bấy giờ. Ông được mời đến làm việc tại bệnh viện Salpêtrière vào năm 1862. Tại nơi đó, ông đã từng chữa bệnh, nghiên cứu và giảng dạy trong nhiều năm ròng. Rất nhiều học sinh của ông sau này đã trở thành những nhà thần kinh học nổi tiếng như Babinski và Gilles de la Tourette.
Charcot đã từng chứng minh rằng chứng liệt hysteria (tên gọi ngày nay là “rối loạn vận động phân ly “) sẽ được chữa khỏi bằng liệu pháp Thôi Miên, nhưng lại không thực hiện được với chứng liệt hữu cơ. Mặc dù Charcot đã có công trong việc khiến thuật Thôi Miên được xem xét một cách nghiêm túc với tư cách là hiện tượng cần được nghiên cứu, nhưng lý thuyết mà ông đưa ra lại hoàn toàn sai lầm. Ông chỉ nghiên cứu Thôi Miên ở một số ít các bệnh nhân bị bệnh hysteria, mà ông cũng chưa từng tiến hành thôi miên họ. Ông chỉ giao nhiệm vụ này cho những bác sĩ trợ lý của mình thực hiện.
Pierre Janet, người từng làm việc dưới quyền Charcot tại bệnh viện Salpêtrière, đã chỉ ra rằng ba trạng thái của “grand hypnotisme” mà Charcot đưa ra lại không hề có gì khác biệt với bất kỳ những cách thức hành vi nào được những bệnh nhân tiếp nhận từ nhà Thôi Miên. Tuy nhiên, chính ông cũng vẫn tiếp tục nghiên cứu về Thôi Miên và phát hiện ra rằng một số bệnh nhân khi được Thôi Miên đã có những trải nghiệm rằng mình là một người khác (chứng đa nhân cách hoặc theo cách nói hiện nay là bị rối loại nhân cách phân ly).
Những công trình nghiên cứu của Janet không những chỉ gây ảnh hưởng cho Freud và Breuer trong những nghiên cứu về hysteria, mà còn ảnh hưởng tới cả tâm lý học cá thể của Adler và thuyết phức hợp của Jung.
Tại thành phố Nancy có một vị bác sĩ địa phương tên là Ambroise Liébeault. Ông đã sử dụng thành công liệu pháp Thôi Miên để chữa bệnh sau khi đọc xong cuốn “Neurypnology” của James Braid. Để không bị mang tiếng là lang băm, ông đã không lấy tiền của bệnh nhân khi sử dụng Thôi Miên để điều trị.
Đối với các đồng nghiệp của ông thì Ambroise Liébeault lại là người luôn không có cùng quan điểm. Năm 1882, ông đã giúp một bệnh nhân thoát khỏi bệnh đau hông (sciatica), khi mà người này đã từng được Hippolyte Bernheim (1837-1919), giáo sư của viện Y học tại Nancy điều trị mà không khỏi, vì vậy ngay sau đó bản thân Bernheim cũng đã nghĩ Liébeault chính là một trong số những lang băm thời đó. Nhưng rồi sự việc lại diễn ra khác hẳn…
Giáo sư Bernheim đã bị thuyết phục bởi những kết quả nghiên cứu và công việc thực tế của Liébeault, vì vậy hai người đã tiến tới cộng tác và bắt đầu cho những công việc sau đó. Trường dạy Thôi Miên của thành phố Nancy cũng từ đó ra đời và cuốn sách của Bernheim về Thôi Miên xuất bản năm 1886 đã thu được một thành công lớn.
Theo lý thuyết của Bernheim thì Thôi Miên là một trạng thái nâng cao sự cảm thụ, và được tạo ra bởi những ám thị. Quan điểm này đã được sự đồng tình của các bác sĩ tâm thần nổi tiếng như Forel và Bechterew. Rồi sau ngày mất của Charcot thì lý thuyết trường Nancy được công nhận một cách hoàn toàn và đã hoạt động một cách tích cực.
Emile Coué được coi là người sáng lập ra môn tự ám thị hiện đại.
Vốn là một dược sỹ đã nghiên cứu rất kỹ càng các tài liệu của trường Nancy, ông cũng khẳng định rằng chính ông vẫn thường làm cho một số loại thuốc được trở nên công hiệu hơn khi ông nói với người sử dụng thuốc những câu như : “Đây là thuốc đặc hiệu, vì vậy sức khỏe của ngài sẽ rất nhanh bình phục.”
Coué cũng được cho là người đầu tiên đã thử nghiệm hiệu ứng Placebo (giả dược) bằng cách đưa cho một nữ bệnh nhân một thứ thuốc hoàn toàn không có giá trị dược học và nói với người bệnh, đó là loại thuốc đau đầu tốt nhất trên thị trường. Sau khi sử dụng xong, nữ bệnh nhân đó vẫn khỏi bệnh mà không hề biết đó chỉ là thuốc giả…
Câu tự ám thị nổi tiếng “Tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống đối với tôi cứ mỗi ngày một tốt đẹp hơn.” chính là của Coué.
Những tự ám thị kiểu này thường bị các nhà phân thần học phê phán, vì họ cho rằng ám thị như thế thì chẳng khác gì là ám thị cho tình thế hiện tại mỗi lúc một xấu đi.
Cũng giống như Mesmer và sau này là Milton Erickson, Coué đã trở thành nhân vật được tôn thờ; ở một số nước đã có các hiệp hội Coué vẫn đang tiếp tục phổ biến những tư tưởng của ông.
Sigmund Freud, “người đã đào nấm mồ chôn thuật Thôi miên”.
Sigmund Freud là người đầu tiên đã nghiên cứu về Vô thức hay Bản Năng của con người bằng khoa học. Tuy nhiên theo tưởng tượng của ông về Vô thức hay Bản năng thì nó lại chỉ giống như một món súp thập cẩm của những động lực và những ức chế đã bị dồn nén mà thành. (Nhất là những ức chế về sinh lý và những ức chế của sự chán sống).
Nhưng ngược lại, lý thuyết Thôi Miên ngày nay lại khẳng định rằng, Vô thức hay Bản năng con người là một “người bạn” thân nhất, và hoàn thiện nhất của chính chúng ta, vì thế mà ta chỉ cần phải lập trình làm sao cho đúng nữa mà thôi. Freud đã từng làm việc với Charcot vào những năm 1885-1886 và sau đó với trường Nancy.
Năm 1892 thì ông chính thức công bố đồng tình và đi theo lý thuyết của trường phái Nancy. Việc sau này Freud quay lưng lại với thuật Thôi Miên đã từng được bàn luận rất nhiều. Nhưng chắc chắn qua việc đó, ông đã đẩy thuật Thôi Miên đi vào một “Giấc ngủ quên trong Rừng của nàng Công chúa”.
Nghề Thôi Miên trình diễn đã giúp cho thuật Thôi Miên không hoàn toàn bị quên lãng…
Sau khi Sigmund Freud quay lưng lại với thuật Thôi miên, thì ngành Thôi Miên y học đã bị rơi vào “Giấc ngủ quên trong rừng của nàng Công chúa”. Nhưng rất may, nghề Thôi Miên trình diễn đã giữ cho Thôi Miên vẫn còn có một vị trí đứng như ngày nay. Bên cạnh rất nhiều những nhân vật khác, có lẽ phải kể đến nhà Thôi Miên trình diễn người Đan Mạch, ông Carl Hansen.
Qua những buổi trình diễn khắp nơi trên thế giới của ông đã khiến nhiều nhà khoa học lại bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu lại hiện tượng Thôi Miên.
Forel, Vogt và Heidenhain.
Trong thời kỳ “Hansen” những quan tâm về khả năng của Thôi Miên y học đã bị đẩy lùi lại phía sau, còn các nhà nghiên cứu thì gần như chỉ dành thời gian để nghiên cứu về Thôi miên thực nghiệm mà thôi.
August Forel
giám đốc bệnh viện tâm thần thuộc trường đại học “Burghölzli” tại thành phố Zürich, và Oskar Vogt, giám đốc viện nghiên cứu não bộ thuộc hiệp hội Kaiser-Wilhelm cũng vậy. Từ năm 1895 hai ông đã cộng tác cùng chịu trách nhiệm và xuất bản một cuốn tạp chí về thuật Thôi Miên.
Cuốn sách “Thuật Thôi Miên hay ám thị và liệu pháp tâm lý” của Forel là một tác phẩm tiêu chuẩn, tính đến năm 1923 đã được tái bản 12 lần và hiện nay nó vẫn còn có mặt trên thị trường sách của một số nước.
Một tác phẩm quan trọng khác thời đó là “Cái được gọi là thuật nhân điện” được viết bởi Rudolf Heidenhain, giáo sư tâm lý học tại trường ĐHTH Breslau.
Thôi Miên tại nước Áo.
Tại nước Áo vào thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ, có hai nhân vật đã đóng góp những tiếng nói có trọng lượng về lĩnh vực Thôi Miên: Richard Freiherr von Krafft-Ebing, người chủ yếu nổi tiếng với tư cách là nhà nghiên cứu bệnh học tình dục, và Julius Wagner-Jauregg, một bác sĩ tâm thần đã nhận giải thưởng Nobel vào năm 1927, vì ông đã phát hiện ra rằng, những cơn sốt có thể có tác dụng tốt với bệnh liệt.
Thuật Thôi Miên tại Hoa Kỳ (ở Thế kỷ 20)
Clark Hull là một trong những nhà tâm lý học lớn của thế kỷ 20 và một nhà theo thuyết hành vi một cách triệt để. Cuốn sách “Hypnosis and Suggestibility” đã được xem là tiếng pháo hiệu xuất phát cho ngành nghiên cứu Thôi Miên hiện đại.
Trong thời gian của hai cuộc chiến tranh thế giới cũng như trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, ngành Thôi Miên đã trải qua được một giai đoạn phục hưng, nhờ vào việc điều trị thành công cho những nạn nhân bị sốc đạn trái phá (rồi loạn sau chấn thương).
Ở đây có thể kể đến các nhân vật như Clark Hull và George Estabrooks. Estabrooks là giám đốc khoa tâm lý học tại trường ĐHTH Colgate, ông đã trở nên nổi tiếng một cách đáng ngờ, vì người ta cho rằng ,ông đã sử dụng kỹ thuật tẩy não cho những Điệp viên của Chính phủ và lập trình “chống lại ý muốn của họ” trong thế chiến thứ hai. Estabrooks có viết hai tác phẩm quan trọng đó là: “Man the Mechanical Misfit” (1941) và “Hypnotism” (1944).
Huấn luyện tự sinh
Johannes Heinrich Schultz, học trò của nhà nghiên cứu não bộ và Thôi Miên Oskar Vogt, ông đã trở thành giáo sư của trường ĐHTH Jena và sau đó chuyển đến Béc Lin với tư cách là nhà thần kinh học và nhà trị liệu tâm lý. Đã có rất nhiều tranh cãi về vai trò của ông vì ông đã từng là bác sĩ dưới thời Đức quốc xã. Schultz trở nên nổi tiếng nhờ vào cuốn sách “Huấn luyện tự sinh” (Autogenes Training) do ông xuất bản năm 1932.
Erickson – Bậc thầy về Thôi Miên của thế kỷ 20
Kể từ thời Franz Anton Mesmer, không có một nhà trị liệu bằng liệu pháp Thôi Miên nào đã tạo được một huyền thoại như vị bác sĩ tâm thần người Mỹ gốc Đức Milton Erickson. Điều này có lẽ không chỉ bởi Jay Haley, người đã trực tiếp viết cuốn sách nói về các kỹ thuật của Erickson vào năm 1967 hay bởi hai học trò của ông là Ernest Rossi và Jeffrey Zeig, những người đã luôn luôn quả quyết bằng mọi cách để nâng cái tính cách tầm phào của Erickson lên mức thiên tài.
Tại khối nói tiếng Đức, kỹ thuật Thôi Miên của Erickson trước tiên được đề cấp tới trong tương quan với những kiểu ám thị gián tiếp và không ép buộc thông qua những ẩn dụ. Tuy nhiên, Erickson cũng có thể thẳng thắn và độc đoán, mỗi khi ông nhận thấy rằng bệnh nhân của mình đã có phản ứng tốt với Thôi miên.
Eickson – biến thái ngớ ngẩn… Một số người hậu duệ theo lý thuyết của Erickson ngày nay đã tạo thành một giáo phái tôn thờ Milton Erickson, và tất cả những thứ mà họ cho rằng đó là kỹ thuật của ông. Ai đã từng nói chuyện với một trong số những người đó sẽ không dám chắc rằng, mình đang có một cuộc nói chuyện vô thưởng vô phạt, hay đang bị trị liệu ngược lại với ý nguyện của mình.
Tất nhiên, Erickson đã là một nhà trị liệu vô cùng sáng tạo và cống hiến rất nhiều cho ngành Thôi Miên hiện đại ngày nay. Tuy vậy, thì đó đâu đã phải là một lý do, để cho một giáo phái hình thành. Trị liệu Thôi Miên kiểu Milton Erickson thì đã từng có cả hàng trăm người, chỉ khác là họ đã hành nghề theo cách thức hoàn toàn bình thường và trong yên lặng mà thôi.
Dave Elman – độc đoán và hiệu quả.
Có rất ít tài liệu nói về tiểu sử của Dave Elman. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về Thôi Miên lại cho rằng ông đã đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử của ngành Thôi Miên. Elman là người pha trò và dẫn trương trình trên đài phát thanh, trước khi ông công hiến cuộc đời mình cho việc giảng dạy Thôi Miên cho các bác sĩ và nha sĩ.
Theo một số nguồn tài liệu của Mỹ thì chính bố của Elman là một nhà Thôi Miên trình diễn. Một số nguồn khác lại cho rằng bố ông từng bị bệnh hiểm nghèo và được một nhà Thôi Miên trình diễn điều trị cho khỏi bệnh. Sau đó, ông đã được đi theo và học nghề của người này. Cách tiến hành của Dave Elman hoàn toàn ngược lại với Erickson, độc đoán và thắng thắn. Câu nói cửa miệng của Elman là “Người nào muốn được thôi miên, thì bắt buộc phải nghe theo những ám thị. Chỉ có đơn giản là như vậy thôi.”
NLP – Richard Bandler và John Grinder
Đầu thập kỷ 70, hai nhân vật người Mỹ là nhà ngôn ngữ học John Grinder, và nhà toán học kiêm tâm lý học Richard Bandler đã tìm hiểu rất kỹ lưỡng nhiều nhà trị liệu, và những phương pháp trị liệu của họ: trong đó có vị bác sĩ kiêm nhà trị liệu bằng Thôi Miên người Mỹ gốc Đức Milton Erickson, và cả nữ trị liệu gia về gia đình Virginia Satir và nhà trị liệu gestalt Fritz Perls.
Khởi đầu Bandler và Grinder chỉ đề cập đến cái gọi là “Modelling of Excellence”, sự copy những thành tích và đỉnh cao. Thế nhưng chính từ đây lại hình thành một lĩnh vực lớn và hoàn toàn mới mẻ trong phạm vi của ngành tâm lý trị liệu.
Đó là môn lập trình thần kinh-ngôn ngữ học (NLP).
Lập trình thần kinh-ngôn ngữ học (NLP) – Khen ngợi và chỉ trích
Cái tinh tuý của NLP lại thật sự không phải là kỹ thuật. Chúng phần lớn dựa vào những trường phái trị liệu đã có. Công lao của Richard Bandler và John Grinder là việc đưa ra những kết quả tức thời và quan điểm đứng đằng sau liệu pháp NLP: Mọi người chúng ta đều sở hữu mọi nguồn lực cần có để khiến chúng ta thay đổi, và nhà trị liệu chỉ giúp bệnh nhân của mình định hướng tốt hơn trên tấm bản đồ tâm linh của chính mình mà thôi.
Tuy nhiên, theo quan điểm của một số chuyên gia thì NLP chỉ là kiểu “bình mới, rượu cũ” và giống như một chiếc bong bóng marketing. Đặc biệt Bandler không có được một hình ảnh nghiêm túc cho lắm, vì phong cách sống rất khác người của ông, và một bản án đã từng treo trên đầu ông với tội danh giết người vô cùng hiếm thấy, xảy ra năm 1988.
Có lẽ chỉ là nhờ vào hệ thống luật pháp phức tạp của Mỹ mà ông mới được xử trắng án. Những điều này đã tạo cho Bandler một hình ảnh không mấy được nghiêm túc.
Milton Erickson đã nói về Bandler và Grinder như sau: “They wanted me in a nutshell. Now they have the nutshell.” (dịch một cách thoát nghĩa: “Họ muốn lấy ở tôi thứ nước cốt, nhưng bây giờ họ chỉ nhận được cái vỏ không”)
Đó là một số thông tin về chủ đề “Thôi Miên và chủ nghĩa bí truyền”…
Xin chào,
Tôi là NGUYỄN THIỆN HOÀNG
NGUYỄN THIỆN HOÀNG
Chuyên gia Huấn Luyện Tâm Lý Ứng Dụng
Sáng lập Học Viện Con Người Mới
– New Me Institute –
Master Trainer, Hypnotherapy Trainer, Master Coach
✮ Chuyên gia Huấn Luyện Thôi Miên Trị Liệu, Certified Hypnotherapy Trainer – do Hội Đồng Thôi Miên Trị Liệu Hoa Kỳ (ABH – American Board of Hypnotherapy) chứng nhận.
✮ Chuyên gia Thực hành Liệu pháp Hành vi – Nhận thức, Certified CBT for Depression, CBT for Anxiety, CBT for Personality Disorders, Integrating Mindfulness into CBT – do Học viện Beck (Beck Institute) cấp chứng nhận CE/CME.
✮ Chuyên gia Huấn Luyện – Certified Train The Trainer, do Học viện Quốc tế D’oz (D’oz International Institute) tại Singapore chứng nhận.
✮ Thành viên của Cộng Đồng Thôi Miên Tâm Lý, trực thuộc Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ (Member no.7055 of the APA Div. 30: Society of Psychological Hypnosis).
✮ Thành viên của Hiệp Hội Chuyên gia Trị liệu Bổ sung được Chứng nhận (Member no. 2299-0191 of the CTAA – Complementary Therapists Accredited Association).
✮ Thành viên của Hiệp Hội Tâm Lý Ứng Dụng Quốc Tế (Member no. C2002487550 of the IAAP – International Association of Applied Psychology).
HỌC TẬP – PHÁT TRIỂN
Hành Trình Đi Tìm Chính Mình là một chuyên đề đặc biệt hữu ích, của Ts Tô Thị Ánh và Ts Đặng Chí San, mà tôi may mắn được tham gia vào cuối những năm 90, khởi đầu cho “hành trình đi tìm chính mình” của bản thân, và tạo nguồn cảm hứng để tôi quyết định học tập, đào luyện theo định hướng trở thành một chuyên gia thực hành về Tâm lý.
Thông qua Ts Đặng Chí San, tôi biết đến Nữ Tiến sĩ Tâm Lý Trị Liệu đầu tiên của Việt Nam – cô Tô Thị Ánh (+2007). Cô là một trong những cây đại thụ, đi tiên phong và đặt nền tảng vững chắc cho ngành Tâm lý Trị liệu (psychotherapy) tại Sài Gòn từ trước năm 1975 – khi cô tốt nghiệp Tiến sĩ Tâm Lý Trị Liệu từ Mỹ về.
Cô được Giáo sư Carl Roger, người sáng lập Liệu pháp Thân-Chủ-Trọng-Tâm (Person-Centered Therapy), thuộc trường phái Tâm lý học Nhân văn – (Humanistic Psychology) nổi tiếng trên khắp thế giới, hướng dẫn luận án Tiến sĩ.
Đồng thời với việc hấp thụ kiến thức và kinh nghiệm từ cô Tô Thị Ánh, tôi còn may mắn được học và thực hành các liệu pháp thuộc trường phái Tâm động học (Psychodynamic Psychology), bắt đầu từ Phân Tâm học (Psychoanalysis) của Sigmund Freud đến các liệu pháp nổi tiếng liên quan như Tâm lý học cá nhân (Individual Psychology) của Alfred Adler, Tâm lý phân tích (Analytical Psychology) của Carl Gustav Jung; đồng thời được bổ sung huấn luyện Tâm Kịch (Psychodrama) – thuộc liệu pháp Trị liệu Nhóm (Group Therapy) của Giáo sư Jacob Levy Moreno cùng với anh Lê Hồng Hà và Ts Đặng Chí San – một trong những học trò được yêu mến nhất của cô Tô Thị Ánh, mà cô gọi là “người làm Tâm Kịch giỏi nhất Việt Nam”, bên cạnh các liệu pháp CBT, ACT, DBT…
CHÂM NGÔN SỐNG
Bạn xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này, nếu bạn cho phép điều đó xảy ra!
Tôi trở thành Chuyên gia Thực hành và Huấn luyện Tâm lý, dưới sự kèm cặp và hướng dẫn của Ts Tô Thị Ánh, dựa trên những quan niệm nền tảng:
- Con người là một huyền nhiệm!
- Tôn trọng con người tối đa cùng những hệ lụy của họ!
- Thân chủ là người hiểu biết rõ sự bất cập hoặc rối loạn nằm ở chỗ nào và biết rõ họ sẽ được nhẹ nhõm, thoải mái khi chướng ngại nào được cất khỏi tâm trí họ. Thân chủ là “chuyên viên giỏi nhất thế giới” về vấn đề của mình!.
📞
0909 118 355 – 0703 664 622
📫 Cú pháp: Họ và tên + ĐT + TMTL
Thông tin chuyển khoản
NGUYỄN THIỆN HOÀNG
Ngân hàng Á Châu (ACB): 94111069
📫 Cú pháp: Họ và tên + ĐT + TMTLCB