Tìm hiểu về tâm lý học với 9 điều cơ bản dành cho bạn

Tìm hiểu về tâm lý học với 9 điều cơ bản

Tìm hiểu về tâm lý học dành cho người mới bắt đầu ?

Có vẻ rất khó khăn để tìm hiểu về tâm lý học lúc ban đầu vì đây là chủ đề quá rộng lớn, nhưng nếu hiểu được những điều cơ bản có thể giúp bạn dễ dàng tìm hiểu sâu hơn về tâm lý học.
Sau đây là những điều cơ bản mà bạn cần phải biết về chủ đề hấp dẫn này. Một khi bạn đã hiểu cặn kẽ những điều cơ bản, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để khám phá và tìm hiểu về tâm lý học sâu hơn.

1. Tâm lý học nghiên cứu về tâm trí và hành vi

Tâm lý học nghiên cứu các quá trình tâm trí và hành vi. Thuật ngữ tâm lý học [psychology] xuất phát từ sự kết hợp của hai từ Hy Lạp cổ:
(1) psyche: nghĩa là “hơi thở, tinh thần, linh hồn”
(2) logia: nghĩa là “nghiên cứu về”.
Tâm lý học xuất phát từ sinh học [biology] và triết học [philosophy] và có sự liên kết chặt chẽ với các ngành khác như xã hội học [sociology], y học [medicine], ngôn ngữ học [linguistics] và nhân học [anthropology].

2. Tâm lý học dùng các biện pháp khoa học

Một trong những ‘huyền thoại’ phổ biến về tâm lý học là cho nó chỉ là “những điều thông thường”. Không giống với những điều thông thường, tâm lý học dựa trên các phương pháp khoa học để điều tra những câu hỏi và đưa đến những kết luận.
Thông qua việc sử dụng các phương pháp thực nghiệm mà các nhà nghiên cứu có thể khám phá mối tương quan giữa các biến khác nhau. Các nhà tâm lý học cũng sử dụng một loạt các kỹ thuật để nghiên cứu tâm trí và hành vi con người, bao gồm: quan sát tự nhiên, thực nghiệm, nghiên cứu trường hợp, và bảng hỏi.
Các nhà tâm lý học dựa trên nhiều quan điểm khác nhau
Các nhà tâm lý học dựa trên nhiều quan điểm khác nhau

3.Các nhà tâm lý học dựa trên nhiều quan điểm khác nhau

Các chủ đề và câu hỏi trong tâm lý học có thể được xem xét theo nhiều cách khác nhau. Hãy lấy chủ đề bạo lực như một ví dụ. Một vài nhà tâm lý học tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố sinh học góp phần vào sự bạo lực, trong khi một số nhà tâm lý học có thể xem xét các yếu tố như văn hóa, các mối quan hệ gia đình, áp lực xã hội, và các biến số tình huống ảnh hưởng đến bạo lực. Một số quan điểm quan trọng trong tâm lý học là:
  • Quan điểm sinh học
  • Quan điểm nhận thức
  • Quan điểm hành vi
  • Quan điểm tiến hóa
  • Quan điểm nhân bản
  • Quan điểm văn hóa – xã hội
Tâm lý học có nhiều lĩnh vực nhỏ
Tâm lý học có nhiều lĩnh vực nhỏ

4. Tâm lý học có nhiều lĩnh vực nhỏ

Có rất nhiều phân ngành trong tâm lý học. Các sinh viên nhập môn thường được bắt đầu bằng sự khám phá những điều cơ bản của các lĩnh vực khác nhau, nhưng những khám phá tiếp theo của từng lĩnh vực cụ thể phụ thuộc vào định hướng chuyên ngành của mỗi người.
Một vài phân ngành chính trong tâm lý học bao gồm:
  • Tâm lý học lâm sàng [clinical psychology]
  • Tâm lý học nhân cách [personality psychology],
  • Tâm lý học nhận thức [cognitive psychology],
  • Tâm lý học phát triển [developmental psychology]
  • Tâm lý học xã hội [social psychology].
5. Tâm lý học không chỉ có trị liệu
Khi bạn tìm hiểu về tâm lý học, bạn có hình dung về một nhà trị liệu cầm một sổ ghi chép ngồi bên một thân chủ nằm bên tràng kỷ, người đó đang kể lại những trải nghiêm thời ấu thơ ? Trị liệu hẳn nhiên là một phần rất lớn và quan trọng trong tâm lý học, nhưng nó chắc chắn không phải điều duy nhất mà các nhà tâm lý học làm.
Thực tế rằng, nhiều nhà tâm lý học không làm việc trong các lĩnh vực sức khỏe tinh thần. Tâm lý học bao gồm nhiều lĩnh vực khác như giảng dạy, nghiên cứu và tham vấn… Các nhà tâm lý học làm việc trong nhiều bối cảnh môi trường khác nhau như:
  • các trường cao đẳng và đại học
  • các công ty tư nhân
  • trường học
  • bệnh viện
  • các cơ sở chính quyền
  • các công việc có liên quan đến tâm lý
  • các khu vực đặc thù khác trong tâm lý học
Tâm lý học ở xung quanh bạn
Tâm lý học ở xung quanh bạn

6. Tâm lý học ở xung quanh bạn

Tâm lý học không chỉ là các chủ đề hàn lâm ở trong các lớp học, phòng nghiên cứu thực nghiệm, và các cơ sở sức khỏe tinh thần. Các nguyên lý của tâm lý học có thể ở xung quanh chúng ta trong các tình huống hằng ngày.
Các quảng cáo trên truyền hình và bảng in bạn thấy mỗi ngày dựa trên tâm lý học để phát triển các thông điệp tiếp thị nhằm gây ảnh hưởng và thuyết phục mọi người mua các sản phẩm được quảng cáo.
Các trang web bạn thường truy nhập thường sử dụng tâm lý học để hiểu làm thế nào bạn đọc, sử dụng và diễn dịch các thông tin trực tuyến.

7. Tâm lý học khám phá thế giới thật và các vấn đề lý thuyết

Khi bạn bắt đầu nghiên cứu tâm lý học, có vẻ như một số lý thuyết và nghiên cứu bạn học không thực sự áp dụng cho các vấn đề thực tế trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là tâm lý học gồm cả nhũng điều áp dụng thực tế và lý thuyết.
Một số nhà nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu thông tin tổng thể hiểu biết của chúng ta về các kiến thức tâm trí và hành vi con người (được gọi là nghiên cứu cơ bản – basic research), trong khi những người khác tập trung giải quyết các vấn đề và và áp dụng các vấn đề tâm lý vào các tình huống thực tế (được biết đến như là nghiên cứu ứng dụng – applied research)

8. Tâm lý học cung cấp nhiều lựa chọn nghề nghiệp

Nếu bạn biết các chuyên ngành trong tâm lý học, bạn sẽ hài lòng khi khám phá ra rằng có nhiều lựa chọn nghề nghiệp khác nhau. Chọn lựa nghề nghiệp phù thuộc vào trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của bạn, vì vậy điều quan trọng là tìm hiểu các yêu cầu đào tạo và bằng cấp của từng lĩnh vực cụ thể.
Một vài các lựa chọn nghề nghiệp trong các lĩnh vực bao gồm: tâm lý học lâm sàng [clinical psychology], tâm lý học pháp lý [forensic psychology], tâm lý học sức khỏe [health psychology], và tâm lý học tổ chức – nhân sự [industrial-organizational psychology].

9. Tâm lý học nghiên cứu cả hành vi bình thường và bất thường

Khi nhiều người nghĩ về tâm lý học, họ ngay lập tức nghĩ về chẩn đoán và điều trị các hành vi bất thường. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là tâm lý học nghiên cứu cả các hành vi bình thường và hành vi bất thường.
10.Tâm lý học tìm cách để mô tả, giải thích, dự đoán, điều chỉnh và cải thiện các hiện tượng tâm lý
Các mục tiêu chính của tâm lý học bao gồm:
  • Mô tả suy nghĩ và hành vi con người (và đôi khi cả động vật)
  • Giải thích vì sao những suy nghĩ và hành vi đó xuất hiện
  • Dự đoán cách thức, lý do và thời điểm mà những suy nghĩ và hành đó sẽ xuất hiện lần tới
  • Điều chỉnh và cải thiện suy nghĩ và hành vi
  • Giúp cuộc sống của cá nhân và xã hội được tốt hơn.

Tham khảo Kiến Thức Đào Tạo

Học Viện New Me

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *