Những điều cần biết về Tiềm thức
Bạn có biết: hiện nay rất nhiều người biết đến khái niệm Tiềm thức và thậm chí họ dùng nhiều phương cách khác nhau tác động vào Tiềm thức của bản thân và người khác, nhưng họ vẫn chưa hiểu rõ khái niệm về Tiềm thức và những thứ liên quan tới nó.
Trong phạm vi giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ cung cấp cho bạn kiến thức về Tiềm thức dưới lăng kính chuyên ngành của Tâm lý học mà không có ý bàn luận đến những gì liên quan đến Tâm linh, Tôn giáo.
Tiềm Thức là gì
Theo học thuyết của Phân Tâm học cổ điển của Sigmund Freud, ông ví tâm trí con người giống như một tảng băng trôi trên biển, chia làm 3 phần/tầng:
- Phần nổi của tảng băng trên mặt nước chính là Ý thức.
- Phần rìa ngay mặt nước chính là Tiềm thức.
- Phần tảng băng to lớn nhất chìm hẳn xuống dưới mặt nước (có thể hơn gấp nhiều lần phần nổi trên mặt nước), chính là Vô thức (hình minh họa).
Như vậy, Tiềm thức là tên gọi phần/tầng thứ hai trong cấu trúc tâm trí con người. Nó kết nối với phần cuối của Ý thức và phần đầu của Vô thức.
Làm sao biết có Tiềm Thức
Nếu phần nổi của tảng băng trên mặt nước, mà bất cứ ai nhìn vào cũng thấy, ám chỉ đến Ý thức, là sự BIẾT chắc chắn của con người, là phần nhận biết của con người về nhận thức, tình cảm, ý nghĩa ở hiện tại vào bất cứ khoảnh khắc nào; và Vô thức là phần tảng băng chìm, mà con người không bao giờ có thể ý thức được; thì phần rìa ngay mặt nước, ám chỉ đến Tiềm thức, là những gì ở trong tâm trí của chúng ta, mà không có một sự ý thức rõ rệt hay chắc chắn nào, là phần mà chúng ta tạm gọi đó là sự CHƯA BIẾT.
Trạng thái Tiềm thức của con người sẽ xuất hiện mỗi khi bạn đang ở trạng thái mơ mơ hồ hồ, hoặc nửa tỉnh nửa mê…
Ví dụ: mỗi khi bạn lái xe hoặc đang đọc sách trong khoảng thời gian đủ lâu, bạn dễ ở trong trạng thái mơ ngủ hoặc ngủ gà ngủ gật… Lúc đó, cơ thể và tâm trí của bạn nghỉ ngơi nhưng vẫn còn nghe được âm thanh và tiếng động xung quanh, bất cứ ai làm gì đụng chạm đến chúng ta, chúng ta đều cảm nhận được và có thể bừng tỉnh, trở về với trạng thái ý thức hoàn toàn vào bất cứ lúc nào…
Chính khi ở trong trạng thái Tiềm thức đó, tâm trí con người chúng ta có thể
nhớ lại những ký ức xảy ra đã lâu,
nhớ lại khối lượng kiến thức đã được lưu trữ trong quá khứ mà chúng ta tưởng chừng đã quên,
bật lên giải pháp của những vấn đề đang tồn đọng, chưa được giải quyết,
sáng tạo ra những thứ rất tuyệt vời liên quan đến nghệ thuật,
bị ảnh hưởng bởi những nỗi sợ hãi mơ hồ…
Và còn rất nhiều những điều khác nữa mà chúng ta chưa khám phá hết nơi bản thân, ở tầng Tiềm thức này.
Đặc biệt nhất, bạn có thể khám phá và nhận ra Tiềm thức của mình thông qua những giấc mơ mà bạn mơ được, cùng với cảm xúc của bản thân mình đi kèm với giấc mơ.
6 chức năng của Tiềm Thức
#1. Tiềm thức là một ngân hàng dữ liệu hay máy tính
#2. Tiềm thức điều khiển và kiểm soát các hoạt động tự động trong cơ thể
#3. Tiềm thức là nơi chứa cảm xúc.
#4. Tiềm thức là nơi của sự sáng tạo.
#5. Tiềm thức là nơi diễn ra của các thói quen.
#6. Tiềm thức là nơi khơi nguồn của năng lượng.
Những hiểu lầm tai hại về Tiềm Thức
Tác động vào Tiềm thức có thể chữa lành được toàn bộ tổn thương tâm hồn
Điều này chỉ đúng khi nỗi tổn thương đó của bạn nhẹ và vừa, chưa bị chôn sâu vào tầng Vô thức.
Có những tổn thương rất lớn, sâu nặng và lâu năm, đã được Ý thức dùng Cơ chế Dồn nén để đẩy sâu xuống tầng Vô thức thì phải sử dụng những công cụ chuyên biệt của Tâm lý trị liệu, mới có thể chữa lành và phục hồi sự lành mạnh của tâm hồn con người.
Liên tục đưa vào Tiềm thức những thứ vô bổ
Tự tìm hiểu và tác động vào tầng Tiềm thức của bản thân sai cách và không đúng hướng, có thể là con dao hai lưỡi, gây tai hại về sau cho nhân cách của bản thân.
Việc “tự kỷ ám thị” chính là phương cách đưa vào Tiềm thức những suy nghĩ, tư tưởng có tác dụng định hướng cho bản thân, và đôi khi tạo ra động lực sống bên trong.
Nhưng công cụ này nếu sử dụng với một định hướng sai lệch về nhận thức hoặc không lành mạnh, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cá nhân.
Nhân cách của bạn sẽ bị ảnh hưởng khi bạn bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc và hành vi bất hợp lý với môi trường xung quanh, nhưng bạn lại cảm thấy chúng “không có vấn đề gì”, hay thậm chí bạn còn lên án “vì mọi người ghen tị với bạn” nên mới nói bạn như thế…
Tiềm thức chính là Tâm linh
Rất nhiều người lầm lẫn giữa hai khái niệm này với nhau.
Tâm linh và Tiềm thức là hai khái niệm rất khác biệt, mà bạn cần bỏ chút thời gian để tìm hiểu trong các khóa hướng dẫn chuyên đề nâng cao.
Bạn có thể truy cập nó ở đây:
https://hocviennewme.vn/hanh-trinh-di-tim-chinh-minh/
NGUYỄN THIỆN HOÀNG
Chuyên gia Huấn Luyện Tâm Lý Ứng Dụng
Học Viện Con Người Mới – New Me Institute
Những điều bạn nên biết về Tiềm thức
Những điều cần biết về Tiềm thức Bạn có biết: hiện nay rất nhiều người[...]
Th2
Hội Chứng Sợ Biển (Thalassophobia) là gì ?
Hội Chứng Sợ Biển (Thalassophobia): Mọi thứ bạn cần biết Bạn đã bao giờ cảm[...]
Th2
Workshop “Trải Nghiệm Thôi Miên Trị Liệu”
Workshop “Trải Nghiệm Thôi Miên Trị Liệu” Khi người Việt bị chia đôi, bên tin[...]
Th2
Rối loạn phân ly là gì ? Các dạng rối loạn phân ly thường gặp
Rối loạn phân ly là gì? Rối loạn phân ly là cảm giác mất kết[...]
Th2
Liệu pháp Chấp nhận và Cam kết (ACT) là gì & Hoạt Động Như Thế Nào ?
Liệu pháp Chấp nhận và Cam kết (ACT): Nó Là Gì & Nó Hoạt Động[...]
Th1
Doomscrolling là gì ? Ảnh hưởng của Doomscrolling đối với sức khỏe tâm thần
Doomscrolling là gì? Doomscrolling là khi ai đó tham gia vào việc lướt qua các[...]
Th1
Hiểu về nỗi sợ hãi, lo lắng và ám ảnh
Sợ hãi là gì ? Sợ hãi là phản ứng đối với một mối đe[...]
Th1
Bạn có biết sự khác biệt giữa hoảng loạn và lo lắng?
Mặc dù một chút lo lắng là tốt cho sức khỏe, nhưng quá lo lắng[...]
Th1